Châu Tinh Trì (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong phim "Cửu phẩm chi ma quan" - Ảnh chụp màn hình
Hôm 7-3, tang lễ của tài tử Hong Kong Ngô Mạnh Đạt được tổ chức. Sự ra đi mãi mãi của Ngô Mạnh Đạt hôm 27-2 vì căn bệnh ung thư gan đã gây sốc cho nhiều người.
Có người nói rằng sự nghiệp diễn xuất của Ngô Mạnh Đạt cũng gắn liền với thời kỳ hoàng kim và xuống dốc của điện ảnh Hong Kong.
"Ngô Mạnh Đạt bắt đầu sự nghiệp vào thời kỳ tốt nhất của môi trường phim và truyền hình Hong Kong, nhưng cũng kết thúc trong thời kỳ xấu nhất. Ngô Mạnh Đạt ra đi, để lại là một tương lai không biết về đâu của điện ảnh Hong Kong" - cây bút chuyên về Trung Quốc Lý Chính Lượng bình luận trong bài viết về "Bi hài kịch của Ngô Mạnh Đạt và điện ảnh Hong Kong" trên tờ Liên Hợp Báo (Đài Loan).
Năm tháng hoàng kim của điện ảnh Hong Kong
Đó cũng là khoảng thời gian gắn với bước đi đầu tiên trên con đường diễn xuất của Ngô Mạnh Đạt. Ông sinh đầu thập niên 1950, nên thường được biết tới với cách gọi quen thuộc "Chú Đạt" (Đạt Thúc).
Ngô Mạnh Đạt trong phim "Vua phá hoại" - Ảnh chụp màn hình
Năm 1973, ông được nhận vào lớp đào tạo TVB thứ 3 ở Hong Kong và Châu Nhuận Phát là một trong những bạn học cùng khóa của ông. Năm 1975, ông có vai diễn đầu tiên trong phim truyền hình.
Con đường làm diễn viên của Ngô Mạnh Đạt bắt đầu vào thời điểm xã hội Hong Kong có sự chuyển mình rõ rệt sau các vụ bạo loạn năm 1967.
Xét về phim ảnh, Rediffusion Television (RTV), được thành lập năm 1957, là đài truyền hình đầu tiên ở Hong Kong. 10 năm sau, Đài TVB thành lập, còn Commercial Television (CTV) cũng ra đời năm 1975.
Kể từ đó, xứ Hương Cảng bước vào thời đại của 3 đài truyền hình. Ngô Mạnh Đạt có vai diễn đầu tiên trên truyền hình năm 1975, khi 3 đài truyền hình trên dùng hết sức lực để cạnh tranh mạnh mẽ ở mảng phim truyền hình.
Những phim được chuyển thể từ tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu, Thư kiếm ân cừu lục... của nhà văn Kim Dung lúc bấy giờ đã gây sốt.
Châu Nhuận Phát (trái) và Ngô Mạnh Đạt trong phim "A Lang đích cố sự" (1989) - Ảnh chụp màn hình
Năm 1979, vào thời điểm cả 3 đài đều quay phim võ hiệp, Đài TVB đã chuyển thể nguyên tác của nhà văn Cổ Long, với Trịnh Thiếu Thu vào vai chính trong Sở Lưu Hương. Trong phim, Ngô Mạnh Đạt vào vai Hồ Thiết Hoa, bạn tốt của Sở Lưu Hương.
Phim này cũng gây sốt tại Đài Loan, được Đài Trung Thị (CTV, Đài Loan) mua bản quyền chiếu năm 1982. Ca khúc chủ đề Sở Lưu Hương cũng nhận được nhiều sự quan tâm.
Trong bài hát có câu "Thiên sơn ngã độc hành, bất tất tương tống" (Đi một mình qua ngàn ngọn núi, không cần phải tiễn nhau". Bài hát này thịnh hành và thậm chí được dùng trong tang lễ thời điểm đó.
Sau 1997: Một tương lai không thể giải đáp?
Năm 1997, Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc, cũng là lúc khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ và điện ảnh Hong Kong bị ảnh hưởng nặng. Trong năm đó, phim điện ảnh Titanic (Mỹ) được chiếu, còn tình cảnh điện ảnh Hong Kong giống như chiếc thuyền chìm.
Bộ phim hình sự Vô Gian Đạo năm 2002 đã chứng minh thực lực của điện ảnh Hong Kong không mất đi hoàn toàn. Tuy nhiên, phim này - với nhiều ngôi sao to của điện ảnh tề tựu - đã cho thấy được sự khủng hoảng xuất hiện trong điện ảnh Hong Kong.
Vô Gian Đạo III (2003) là phim hợp tác sản xuất, có sự tham gia của diễn viên và tiền bạc từ Trung Quốc đại lục. Từ Vô Gian Đạo có thể thấy được sự thay đổi của điện ảnh Hong Kong.
Năm 2003, Bắc Kinh và Hong Kong ký Thỏa thuận quan hệ kinh tế thương mại chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc đại lục - Hong Kong (CEPA). Nhận thấy sự xuống dốc của điện ảnh Hong Kong, các nhà làm phim Hong Kong mang theo những thành tựu của quá khứ đến Trung Quốc đại lục tìm kiếm một mùa xuân khác.
Ngô Mạnh Đạt và ngôi sao nhí Hác Thiệu Văn - Ảnh chụp màn hình
Tuy nhiên, việc hợp tác sản xuất gần 20 năm dẫn tới kết quả thật tàn khốc. Thời gian trôi qua, những diễn viên Hong Kong đi tới phương Bắc dần mờ nhạt.
Những phim sản xuất chung đòi hỏi có sự tham gia diễn xuất của diễn viên Trung Quốc và cơ chế này đã giúp Trung Quốc "nuôi trồng" những minh tinh mới.
Liên quan đến điều này là những đạo diễn như Trần Khả Tân, Từ Khắc... đến từ Hong Kong và đứng sừng sững không xa lạ với điện ảnh Trung Quốc.
Về cơ bản, phim của họ mang các chủ đề Trung Quốc, không liên quan Hong Kong. Nhiều phim sau này của họ sử dụng diễn viên địa phương và không gian dành cho các diễn viên Hong Kong dần hẹp lại.
Diễn viên kiêm đạo diễn Châu Tinh Trì là một ví dụ. Sau Công Phu (Kungfu, 2004), anh không có tác phẩm sáng tạo mới. Có thể nói sự hài hước của Châu Tinh Trì đã được gieo trồng và phát triển ở Hong Kong nhưng một khi rời mảnh đất Hương Cảng, nó không còn sáng nữa.
Ngô Mạnh Đạt trong phim Aberdeen (Hương Cảng Tử) năm 2014 - Ảnh chụp màn hình
Cây bút Lý Chính Lượng cho rằng hành trình đi về phương Bắc của các nhà làm phim Hong Kong không chỉ liên quan tới phim, mà còn có quan hệ mật thiết tới chính trị. Những năm gần đây, nhiều nghệ sĩ đã được huy động với quy mô lớn để ủng hộ lập trường của Bắc Kinh.
Ông kể lại một câu chuyện trên Liên Hợp Báo: "Nhìn lại lịch sử Hong Kong, vào thời kỳ chiến tranh lạnh thập niên 1960, Đài Loan đã dùng các chính sách ưu đãi để thu hút các nhà làm phim và ngôi sao Hong Kong đến Đài Loan. Thời điểm đó, các minh tinh Hong Kong đã cho thấy sự trung thành của họ.
Nếu đến Đài Loan, ngoài tuyên truyền về phim ảnh, họ cũng phải tham gia các sự kiện liên quan ngày Song Thập. Còn hiện nay, nhiều nhà làm phim Hong Kong chịu sức ép phải bày tỏ sự ủng hộ đối với chính sách Hong Kong của Bắc Kinh".
Khi nào Hong Kong mới có thể làm chính mình?
Kể từ sau phim Đội bóng Thiếu Lâm (2001), hình ảnh Ngô Mạnh Đạt và Châu Tinh Trì dần mờ nhạt trong tâm trí nhiều người. Mặc dù vẫn tiếp tục hoạt động, họ khó đạt tới đỉnh cao của quá khứ.
Châu Tinh Trì xuất hiện trong tang lễ Ngô Mạnh Đạt
Châu Tinh Trì tới tang lễ Ngô Mạnh Đạt - Ảnh: Tảo Báo
Hôm 7-3, tang lễ của tài tử Ngô Mạnh Đạt được tổ chức tại Hong Kong theo nghi thức Công giáo.
Nhiều bạn bè và đồng nghiệp thân thiết của Ngô Mạnh Đạt như Châu Nhuận Phát, Lưu Đức Hoa, Trương Học Hữu, Quách Phú Thành, Cổ Thiên Lạc, Ngô Kinh, Trịnh Thiếu Thu… đã gửi vòng hoa đến viếng. Trong khi đó, Châu Tinh Trì - bạn diễn ăn ý của "trùm vai phụ" Ngô Mạnh Đạt - đã có mặt tiễn đưa đàn anh.
Theo trang Tảo Báo, có thể thấy được nét mặt đau buồn của Châu Tinh Trì khi anh đến. Anh không nói lời nào và đi trực tiếp vào nơi để linh cữu.
TTO - Nam diễn viên Ngô Mạnh Đạt, người từng đóng nhiều phim chung với Châu Tinh Trì, đã qua đời ở tuổi 70 vì căn bệnh ung thư gan.
Xem thêm: mth.46535142180301202-tad-hnam-ogn-ut-iat-iod-couc-auq-nihn-gnok-gnoh-hna-neid/nv.ertiout