vĐồng tin tức tài chính 365

Xăng dầu giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, Úc phải đóng cửa nhà máy lọc dầu

2021-03-13 17:13

Xăng dầu giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, Úc phải đóng cửa nhà máy lọc dầu

Khánh Lan

(KTSG Online) - Các tập đoàn dầu khí của Mỹ và châu Âu đang lên kế hoạch đóng cửa các cơ sở lọc dầu ở Úc  trong bối cảnh các sản phẩm xăng dầu rẻ hơn từ Trung Quốc tràn vào nước này, làm dấy lên lo ngại ở Canberra về vấn đề an ninh năng lượng do sự phụ thuộc ngày càng lớn vào nhiên liệu nhập khẩu.

Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Mỹ) ở vùng ngoại ô của Melbourne, Úc. ExxonMobil sẽ đóng cửa nhà máy này và chuyển đổi nó thành kho cảng nhập khẩu xăng dầu. Ảnh: The Age

Đóng cửa do không cạnh tranh nổi với xăng dầu nhập khẩu

Vào tháng trước, Tập đoàn dầu khí ExxonMobil (Mỹ) cho biết sẽ đóng cửa nhà máy lọc dầu Altona gần Melbourne do các yếu tố bao gồm ‘nguồn cung cạnh tranh từ các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu vào Úc’. ExxonMobil sẽ cải tạo địa điểm này thành một kho cảng nhập khẩu xăng dầu nhưng chưa đưa ra khung thời gian ra cho việc chuyển đổi công năng này.

Quyết định trên của ExxonMobil được đưa ra sau khi Tập đoàn dầu khí BP (Anh) thông báo kế hoạch đóng cửa nhà máy lọc dầu Kwinana ở Tây Úc sau 65 năm hoạt động vào tháng 10 năm ngoái.

Thông báo cho hay: “Sự phát triển liên tục của các nhà máy lọc dầu quy mô lớn, hướng đến xuất khẩu khắp châu Á và Trung Đông đã làm thay đổi cấu trúc thị trường Úc”. Vì vậy, nhà máy lọc dầu Kwinana “không còn hiệu quả về mặt kinh tế”.

Nhà máy lọc dầu Kwinana sẽ đóng cửa vào tháng 4 tới và chuyển đổi thành một kho cảng nhập khẩu xăng dầu, với số lượng nhân viên giảm xuống còn 60 người so với 650 hiện tại.

Những động thái trên sẽ khiến Úc chỉ còn hai nhà máy lọc dầu Lytton và Geelong do các công ty trong nước vận hành, giảm từ con số tám nhà máy vào đầu những năm 2000, làm dấy lên lo ngại ở Canberra về an ninh năng lượng vào thời điểm căng thẳng thương mại với Trung Quốc gia tăng.

Các nhà máy lọc dầu còn lại của Úc đang đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ ở Trung Quốc và Trung Đông. Bắt đầu từ năm 2015, công suất lọc dầu của Trung Quốc đã tăng lên đáng kể, được thúc đẩy bởi các tập đoàn nhà nước như như Tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc (PetroChina) và Tập đoàn hóa chất và dầu khí Trung Quốc (Sinopec). Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo ​​công suất lọc của Trung Quốc sẽ tăng thêm 1,8 triệu thùng/ngày trong giai đoạn 2019-2025.

Khi dân số Úc có xu hướng tăng lên nhờ dân nhập cư, nhu cầu đối với các sản phẩm như xăng dầu và nhiên liệu máy bay của nước này sẽ tiếp tục mở rộng.

Song các tập đoàn dầu khí của Mỹ và châu Âu đang hạn chế đầu tư sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu thô trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm lớn của các chính phủ tren toàn cầu. Đó cũng là  một nguyên nhân khác khiến họ đóng cửa các nhà máy lọc dầu ở Úc và tập trung đầu tư vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), một loại nhiên liệu thải carbon ít hơn.

Xuất khẩu xăng dầu của Trung Quốc sang các khách hàng châu Á - Thái Bình Dương tăng lên trong những năm gần đây nhờ sự sự trỗi dậy của các nhà máy lọc dầu lớn có thể chế biến 300.000 đến 400.000 thùng dầu mỗi ngày - cao gấp 2-4 lần so với công suất của các cơ sở lọc dầu đang lên kế hoạch đóng cửa ở Úc.

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, có chi phí hoat động thấp hơn, cho phép họ bán các sản phẩm xăng dầu với giá mà các nhà máy lọc dầu của Úc không thể cạnh tranh.

Theo Ngân hàng Goldman Sachs, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc cũng được chính phủ hỗ trợ bằng chính sách thiết lập giá sàn cho các sản phẩm xăng dầu và thuế đánh vào nhiên liệu nhập khẩu.

Hai nhà máy lọc dầu còn lại của Úc cũng đối mặt với khó khăn. Tập đoàn xăng dầu Ampol (Úc) đang cân nhắc đóng cửa nhà máy Lytton ở Brisbane do thua lỗ 145 triệu đô la Úc vào năm ngoái. Nếu điều này xảy ra, Úc chỉ còn lại một nhà máy lọc dầu già cỗi (Geelong) của Tập đoàn năng lượng Viva Energy, với công suất lọc dầu chỉ đủ cung cấp khoảng hơn 10% nhu cầu xăng dầu trong nước.

Viva Energy là công ty duy nhất đồng ý nhận trợ cấp của chính phủ Úc để duy trì hoạt động ở nhà máy lọc dầu Geelong. Tuy nhiên, công ty này vẫn chưa loại bỏ phương án đóng cửa Geelong, vốn thua lỗ 95 triệu đô la Úc vào năm ngoái. Giám đốc điều hành Viva Energy, Scott Wyatt, nói: “Chúng tôi sẽ đưa ra giải pháp cho mảng kinh doanh lọc dầu trong dài hạn trong năm nay”.

Lo ngại an ninh năng lượng

Việc đóng cửa các nhà máy lọc dầu ở Úc trong những năm gần đây đã làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào các sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu. Xăng dầu nhập khẩu chiếm 65% sản lượng tiêu thụ ở Úc trong năm tài chính 2019 và con số này dự kiến ​​sẽ đạt 79% trong năm tài chính 2021.

Xu hướng này đặc biệt có lợi cho Trung Quốc. Singapore là nước cung cấp các sản phẩm xăng dầu hàng đầu của Úc tính theo giá trị trong 2019 với 26% trong tổng doanh số nhập khẩu xăng dầu của Úc, tiếp theo là Hàn Quốc (18%) và Nhật Bản và Trung Quốc cùng ở mức 14%. Nhưng trong khi thị phần xuất khẩu xăng dầu của Singapore và Hàn Quốc sang Úc lần lượt giảm 8 và 9 điểm phần trăm so với 5 năm trước đó, thì Trung Quốc lại tăng 9 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Alexander Yap, nhà phân tích cấp cao của S&P Global Platts Analytics, nhận định: “Vào một thời điểm nào đó, có thể Trung Quốc sẽ vượt qua Singapore về doanh số xuất khẩu xăng dầu sang Úc”.

Viễn cảnh đó làm dấy lên những lo ngại về an ninh năng lượng ở Úc. Paul Barnes, một nhà nghiên cứu ở Viện Chính sách chiến lược Úc, nói: “Mối dọa lớn sẽ xảy ra đối với niềm tin và tính liên tục của chuỗi cung ứng nhiên liệu nếu căng thẳng ở Biển Đông và các chuỗi cung ứng bằng đường biển khác làm tăng thời gian vận chuyển nhiên liệu tinh chế đến Úc”.

Nếu nhập khẩu nhiên liệu bị gián đoạn, điều này sẽ không chỉ gây khó khăn cuộc sống hàng ngày của người dân Úc mà còn cản trở hoạt động quốc phòng của Úc vì đội máy bay chiến đấu của Úc sẽ thiếu nhiên liệu.

Jamie Newlyn, trợ lý thư ký quốc gia của Công đoàn hàng hải Úc (MUA), nói: “Nếu một đại dịch, một cuộc xung đột quân sự, thảm họa thiên nhiên hay một cú sốc kinh tế làm cắt đứt dòng chảy nhiên liệu đến Úc, tình hình sẽ rất tai họa vì mọi nơi trên ở Úc sẽ tê liệt vì thiếu xăng dầu”.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với Canberra giữa lúc mối quan hệ với Bắc Kinh đang rạn nứt nghiêm trọng. Căng thẳng giữa hai nước bắt đầu bùng lên vào năm 2018 khi Úc trở thành nước đầu tiên cấm Huawei (Trung Quốc), nhà sản xuất thiết bị viễn thông số một thế giới, cung cấp thiết bị cho mạng lưới 5G ở nước này do lo ngại an ninh quốc gia.

Quan hệ đôi bên càng xấu hơn khi Úc kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 hồi năm ngoái.

Để ‘dằn mặt’ Úc, Trung Quốc đã tạm dừng hoặc hạn chế nhập khẩu nhiều sản phẩm của Úc vào năm ngoái và nước này có thể sử dụng các quy định kiểm soát xuất khẩu để giảm nguồn cung nhiên liệu cho Úc.

Theo Nikkei Asian Review, Oil Price

 

 

Xem thêm: lmth.uad-col-yam-ahn-auc-gnod-iahp-cu-pagn-nart-couq-gnurt-auc-er-aig-uad-gnax/245413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Xăng dầu giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, Úc phải đóng cửa nhà máy lọc dầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools