vĐồng tin tức tài chính 365

Công nghiệp ô tô thế giới sẽ không còn như trước Covid-19

2021-03-14 14:31

Công nghiệp ô tô thế giới sẽ không còn như trước Covid-19

TS. Khương Quang Đồng

(KTSG) - Đại dịch Covid-19 kết hợp với cuộc cách mạng công nghệ chuyển từ động cơ nhiệt sang động cơ điện đã biến công nghiệp ô tô thành một công trường vô cùng ngổn ngang trong mọi lĩnh vực, từ tài chính đến thị trường và chiến lược phát triển các dòng xe sạch, từ nghiên cứu đến cơ sở sản xuất và mạng lưới công nghiệp phụ trợ. Việc các tập đoàn ô tô phải tìm lời giải và tái cơ cấu công nghiệp ô tô thế giới là không thể tránh được.

Tesla đã vượt qua các ông khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống về giá trị vốn hóa.

Hỗ trợ nhưng với điều kiện

Từ 95 triệu xe năm 2017, mức tiêu thụ ô tô sụt xuống 90 triệu xe năm 2019 rồi mất thêm 15 triệu xe trong năm 2020 vì dịch Covid-19. Theo một số dự đoán, sẽ phải ít nhất ba năm nữa thị trường thế giới mới khôi phục lại mức năm 2018.

Theo tính toán của Công ty Tư vấn Alix Partners, trong cuộc khủng hoảng này, ngành ô tô sẽ mất hơn 1.000 tỉ euro cộng thêm những tổn thất xã hội vì đóng cửa nhà máy và sa thải nhân công. Để khủng hoảng xã hội không bùng nổ trong đại dịch, các chính phủ đang tung ra hàng ngàn tỉ đô la Mỹ để giúp đỡ các doanh nghiệp không phải sa thải nhân viên, giúp đỡ những người mất việc. Mặc dù được hỗ trợ, Renault đã thông báo sẽ cắt giảm 15.000 việc làm, Daimler hơn 10.000 việc làm, đóng cửa các nhà máy ở Mexico, Mỹ và sẽ có nhiều doanh nghiệp phụ trợ phải đóng cửa vì đại dịch đã gây ra “hiệu ứng domino” hủy hoại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sự định hình của nền kinh tế chuỗi sẽ dựa trên nguyên tắc tự cung tự cấp những sản phẩm chiến lược như pin, pin nhiên liệu, sản phẩm điện tử công suất, và nguyên tắc “không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Việc đa dạng hóa các nguồn sản xuất, nguồn cung cấp nguyên vật liệu sẽ dựa trên ưu tiên những vùng địa lý gần nơi lắp ráp nhất.

Trước năm 2019, các tập đoàn ô tô đã phải vay những món nợ khổng lồ để đầu tư vào các chương trình nghiên cứu phát triển ô tô sạch và ô tô không người lái như Volkswagen nợ 192 tỉ euro, Daimler Mercedes 151 tỉ đô la, Toyota 138 tỉ đô la,... chưa kể số tiền phạt phải trả do vi phạm quy định về tiêu chuẩn khí thải. Dịch Covid-19 làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng, buộc các tập đoàn ô tô phải yêu cầu sự hỗ trợ của các chính phủ. Bài toán trở nên phức tạp hơn đối với các doanh nghiệp khi sự hỗ trợ của các chính phủ kèm theo hai điều kiện: phải sản xuất tất cả các dòng xe điện trong nước và “hồi hương” những ngành sản xuất chiến lược.

Định hướng lại nghiên cứu

Để đáp ứng yêu cầu giảm khí nhà kính, các tập đoàn đã có những chương trình phát triển ô tô điện với ngân quỹ khổng lồ đến 225 tỉ đô la từ năm 2019-2023 và 95 tỉ đô la cho ô tô không người lái; cộng thêm 186 tỉ đô la đầu tư hàng năm cho các mẫu xe mới bán trên thị trường. Trong bối cảnh khủng hoảng, những khoản đầu tư nhiều rủi ro này đang được cân nhắc trong các cơ quan lãnh đạo của các tập đoàn và thương lượng với các chính phủ để thực hiện mục tiêu tăng tỷ trọng xe điện, xe hybrid, và xe chạy pin nhiên liệu vào năm 2040. Trong đó, tại châu Âu và Bắc Mỹ, mục tiêu đến năm 2040 là không còn xe chạy bằng xăng, dầu.

Theo một số ước tính, trong 5-6 năm tới, khoảng 40-60 nhà máy ô tô trên thế giới sẽ được chuyển sang sản xuất xe điện hoặc pin hoặc sẽ đóng cửa.

Mục tiêu đã đề ra và phương tiện đã được chuẩn bị, nhưng còn nhiều việc cần giải quyết để đáp ứng yêu cầu của người mua, vì theo nhiều thăm dò ý kiến, 77% người tiêu dùng có lý do để không mua ô tô điện vì giá đắt (35%), sợ không đủ phích nạp điện trên mạng giao thông (24%) và chạy không đủ xa (18%). Gánh nặng tài chính dường như quá sức nên một số tập đoàn đã tạm dừng chương trình xe không người lái và tìm đối tác để hợp tác nhằm chia sẻ chất xám, vốn đầu tư và rủi ro như trường hợp Toyota với Suzuki, Volkswagen với Ford; Fiat-Chrysler và Peugeot. Theo các chuyên gia trong ngành, nhiều thỏa  thuận cộng tác hay sáp nhập giữa các tập đoàn sẽ được thông báo trong thời gian gần đây.

Tái cơ cấu cơ sở sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu

Thế giới đang ở bước ngoặt quan trọng và một thế giới mới đang dần xuất hiện sẽ rất khác với thế giới hiện tại.

Bước ngoặt thứ nhất là trong lĩnh vực kinh tế và công nghiệp, đặc biệt là ngành ô tô. Toàn cầu hóa sẽ thay đổi kịch bản, trong đó những nền tảng cơ bản của nền kinh tế chuỗi sẽ được tổ chức lại, nghĩa là sắp xếp lại những khâu đầu tư, sản xuất, cung ứng, thương mại... Sự định hình của nền kinh tế chuỗi sẽ dựa trên nguyên tắc tự cung tự cấp những sản phẩm chiến lược như pin, pin nhiên liệu, sản phẩm điện tử công suất, và nguyên tắc “không bỏ hết trứng vào một giỏ”. Việc đa dạng hóa các nguồn sản xuất, nguồn cung cấp nguyên vật liệu sẽ dựa trên ưu tiên những vùng địa lý gần nơi lắp ráp nhất, như Đông Âu ở châu Âu và Nam Mỹ ở châu Mỹ. Việc ô tô điện đang dần thay thế xe chạy xăng và dầu, nhiều lĩnh vực của công nghiệp phụ trợ cũng có nhiều xáo trộn, các công nghệ số và điện tử sẽ lấn chiếm công nghệ cơ khí.

Bước ngoặt thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của e-mobility và sự xuất hiện của các “tay chơi” mới trong các dòng xe điện và xe tự lái. Điển hình nhất là Tesla, đã vượt qua các ông khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô truyền thống về giá trị vốn hóa, với lượng xe bán năm 2020 lên đến 499.550 chiếc, tăng 36% so với năm 2019 và gấp 10 lần so với năm 2015. Giá cổ phiếu của Tesla đã tăng hơn 700% trong năm 2020, đưa giá trị công ty này lên 415 tỉ đô la, gần gấp đôi so với 221 tỉ đô la của Toyota. Đà tăng quá mức của cổ phiếu Tesla, dù có phần “ảo”, nhưng nó phần nào cho thấy diện mạo của ngành ô tô trong tương lai. Và các “tay chơi” rất nặng ký khác như Apple, Google, Amazon, Waymo... sẽ nhập cuộc thị trường ô tô điện, ô tô không người lái, có thể đe dọa vị thế của các tập đoàn ô tô truyền thống.

Những thay đổi trên cộng với hậu quả kinh tế của đại dịch Covid-19 và căng thẳng địa chính trị giữa một số nước đã làm giảm đi sự thuần nhất của thị trường thế giới. Điển hình là năm đại dịch 2020 thị trường Trung Quốc chỉ giảm 9%, nhưng châu Âu giảm tới 28% và Mỹ giảm 18%. Trong những năm tới tốc độ phục hồi cũng sẽ khác biệt, theo dự đoán của các viện nghiên cứu. Trước những biến động khu vực vì cạnh tranh địa chính trị và để giảm những rủi ro của thị trường ô tô điện, các tập đoàn ô tô cần có mặt tại khắp thị trường trên thế giới, đầu tư nghiên cứu phát triển các công nghệ cao như pin Lithium, pin nhiên liệu, điện tử công suất, và để có được sự ổn định thì các tập đoàn phải có quy mô sản xuất 7-8 triệu xe/năm chứ không còn là 3-4 triệu như hiện nay.

Công nghiệp ô tô sẽ có nhiều biến đổi trong thời gian tới với những hợp tác hay liên minh giữa các tập đoàn ô tô hay giữa các tập đoàn ô tô với các doanh nghiệp công nghệ số. Trong lĩnh vực sản xuất, sẽ có sự phân phối lại giữa các cơ sở lắp ráp ô tô động cơ nhiệt và ô tô điện trên thế giới, đồng thời cơ cấu lại mạng lưới công nghiệp phụ trợ để tránh tập trung vào một vùng địa lý theo nguyên tắc “không bỏ tất cả vào một giỏ”, sự phân phối các cơ sở sản xuất các dòng sản phẩm chiến lược phải tuân theo tiêu chuẩn tự cung tự cấp theo đòi hỏi của các cường quốc ô tô.

Xem thêm: lmth.91-divoc-court-uhn-noc-gnohk-es-ioig-eht-ot-o-peihgn-gnoc/214413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Công nghiệp ô tô thế giới sẽ không còn như trước Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools