vĐồng tin tức tài chính 365

Người tiêu dùng trên thế giới đang ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi, nhưng liệu họ có sẵn sàng chi tiêu không?

2021-03-14 20:56

Nếu so sánh các biện pháp kiểm soát kinh tế được thực thi trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thì các hạn chế đối với nhà hàng và sân vận động bóng đá ngày nay vẫn rất lỏng lẻo. Tại thời điểm ấy ở Mỹ, chính phủ áp đặt mọi thứ, từ cà phê đến giày dép, và cấm sản xuất tủ lạnh và xe đạp. Năm 1943, toàn bộ ngành công nghiệp ô tô chỉ bán được 139 chiếc. Hai năm sau, chiến tranh kết thúc và cuộc bùng nổ tiêu dùng xảy ra ngay sau đó. Người Mỹ sử dụng số tiền tiết kiệm cá nhân mà họ tích lũy được trong thời chiến. Đến năm 1950, các nhà sản xuất ô tô đã sản xuất hơn 8 triệu xe mỗi năm.

Các chính phủ ngày nay đang dần nới lỏng việc phong tỏa vì vắc-xin đã làm giảm số ca nhập viện và tử vong do covid-19. Sự chú ý đang hướng sang vấn đề hồi phục của nền kinh tế. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu các quốc gia giàu có có tạo được "cú hích" tương tự trong chi tiêu như sau thế chiến thứ hai không.

Các hộ gia đình chắc chắn đã tích lũy được rất nhiều tiền mặt. The Economist đã thu thập dữ liệu về tiết kiệm cá nhân - chênh lệch giữa thu nhập sau thuế và chi tiêu của người tiêu dùng cho 21 quốc gia giàu có. Nếu đại dịch không xảy ra, các hộ gia đình sẽ tích lũy khoảng 3 triệu USD trong chín tháng đầu năm 2020. 

Trên thực tế, con số tích lũy lên đến 6 triệu USD. Điều đó có nghĩa là "tiết kiệm vượt mức" khoảng 3 triệu USD - một phần mười chi tiêu hàng năm của người tiêu dùng ở các quốc gia đó. Các hộ gia đình ở một số nơi đã tích lũy tiền mặt lớn hơn các hộ gia đình ở những nơi khác. Ở Mỹ, khoản tiết kiệm vượt mức có thể sớm vượt quá 10% GDP, một phần là do kế hoạch kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden, kế hoạch này sẽ được ký thành luật sau khi The Economist ra báo.

Người tiêu dùng trên thế giới đang ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi, nhưng liệu họ có sẵn sàng chi tiêu không? - Ảnh 1.

Khoản tiết kiệm ở mỗi quốc gia không giống nhau (Nguồn: The Economist)

Các hộ gia đình thường không tiết kiệm ở quy mô như vậy trong thời kỳ suy thoái. Có điều, thu nhập của họ thường giảm do lương bị cắt hoặc họ mất việc làm. Tuy nhiên, các chính phủ ở các nước giàu có đã chi 5% tổng GDP của họ cho các chương trình sa thải tạm thời, trợ cấp thất nghiệp và kích thích kinh tế trong thời gian xảy ra đại dịch. Do đó, thu nhập của các hộ gia đình đã thực sự tăng lên trong năm qua. Đồng thời, việc phong tỏa đã hạn chế các cơ hội để chi tiêu.

Người tiêu dùng sẽ làm gì với tiền mặt? Nếu họ dồn hết chi tiêu trong một lần, thì tăng trưởng GDP ở các nước giàu có thể sẽ vượt qua con số 10% vào năm 2021 - một con số đáng lo ngại mà rất có thể sẽ tạo ra lạm phát. Ở một khía cạnh khác, các hộ gia đình không thể tiêu hết số tiền tiết kiệm của mình khi biết rằng tiền thuế của họ cuối cùng sẽ phải tăng lên để trả cho các gói kích thích khổng lồ.

Thực tế sẽ ở đâu đó giữa những giả định này. Nghiên cứu của ngân hàng JPMorgan Chase cho thấy rằng ở nhiều nước giàu có, tiêu dùng sẽ sớm phục hồi trở lại gần mức trước đại dịch, thúc đẩy sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn cầu. Goldman Sachs, một ngân hàng khác, tính toán rằng ở Mỹ, việc chi tiêu tiết kiệm vượt mức sẽ đóng góp thêm hai điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm sau khi mở cửa trở lại hoàn toàn. 

Điều đó cho thấy sự phục hồi khá nhanh về cả sản lượng và việc làm. Vào ngày 9 tháng 3, OECD, một tổ chức tư vấn cho các quốc gia giàu có, đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của nhóm các nước G20 lên 6,2% vào năm 2021, cho rằng tiết kiệm hộ gia đình đại diện cho "nhu cầu bị dồn nén".

Tuy nhiên, những tính toán như là không chắc chắn, và không chỉ bởi có rất ít tiền lệ như thế chiến thứ hai. Hai yếu tố quan trọng cần cân nhắc đó là: số lượng tiền mặt tích lũy được phân bổ như thế nào trong các hộ gia đình; và liệu mọi người coi khoản tiền đó là thu nhập hay của cải.

Hãy xét đến yếu tố phân bổ trước. Có vẻ như ở tất cả các nước giàu, những người giàu hơn đã tích lũy phần lớn số tiền tiết kiệm dư thừa. Họ là người ít có khả năng bị mất việc nhất. Phần lớn chi tiêu của họ được sử dụng một cách tuỳ ý, chẳng hạn như vào các ngày lễ hoặc đi ăn ngoài; và nhiều dịch vụ trong số này đã bị đóng cửa trong đại dịch. Một lượng lớn tiền tiết kiệm trong tay người giàu hạn chế khả năng xảy ra tình trạng gia tăng chi tiêu đột biến hậu phong tỏa bởi bằng chứng cho thấy, họ có xu hướng chi tiêu thấp hơn những gì họ kiếm được.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm có sự khác nhau giữa các quốc gia. Ở nhiều quốc gia, những người có thu nhập thấp sẽ không có bất kỳ khoản tiết kiệm dư thừa nào để chi tiêu, ngay cả khi phong tỏa kết thúc. Trong thời gian đại dịch, một phần tư số hộ gia đình nghèo nhất ở châu Âu chỉ có một nửa khả năng gia tăng tiết kiệm so với nhóm giàu nhất. Ở Anh, nhóm một phần năm người có hoàn cảnh tồi tệ nhất nói rằng trong đại dịch, họ đã tiết kiệm được ít hơn so với trước đây. Những người Canada nghèo nhất đã không thể tiết kiệm được một chút nào trong thời gian đó.

Nước Mỹ khác với Châu Âu. Kích thích tài chính của họ hào phóng một cách bất thường. Một đợt séc thứ ba,trị giá 1.400 USD sẽ sớm được gửi đến hầu hết người trưởng thành. Việc bổ sung tiền trợ cấp thất nghiệp đã đảm bảo rằng nhiều người bị mất việc làm đã kiếm được nhiều tiền hơn từ nhà nước so với công việc trước đó của họ. Kết quả là những người Mỹ có thu nhập thấp có thể đã tiết kiệm được nhiều hơn những người giàu có, xét trên thu nhập của họ.

 Một nghiên cứu mới của Viện JPMorgan Chase cho thấy vào cuối tháng 12, số dư ngân hàng của những người Mỹ nghèo nhất đã cao hơn khoảng 40% so với năm trước, so với mức cao hơn khoảng 25% ở nhóm những người giàu nhất. Một nửa nhóm nghèo nhất đã chứng kiến ​​giá trị tài sản lưu động của họ tăng 11% trong năm qua, gần gấp đôi mức tăng của nhóm giàu nhất. Những người có thu nhập thấp và trung bình có nhiều khả năng chi tiêu nhiều hơn khi nền kinh tế mở cửa trở lại, từ đó thúc đẩy sự phục hồi.

Người tiêu dùng trên thế giới đang ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi, nhưng liệu họ có sẵn sàng chi tiêu không? - Ảnh 2.

Nhóm nghèo nhất được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp (Nguồn: JPMorgan Chase)

Có sự không chắc chắn xung quanh yếu tố thứ hai, mà ảnh hưởng đến sự phục hồi: liệu các hộ gia đình coi đống tiền mặt của họ là thu nhập hay của cải. Đây không chỉ là sự phân biệt mang tính ngữ nghĩa. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các hộ gia đình có xu hướng tăng chi tiêu khi được tăng thu nhập (ví dụ như khi được tăng lương), hơn là khi tài sản của họ tăng (giả sử giá trị ngôi nhà của họ giá trị). Các hộ gia đình đã tích lũy khoản tiết kiệm vượt mức theo nhiều cách khác nhau ở các quốc gia khác nhau. 

Anh và khu vực đồng euro đã làm như vậy bằng cách chi tiêu ít hơn. Gertjan Vlieghe, một thành viên của ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Anh, lập luận rằng mọi người không coi đây là "thu nhập bổ sung". Ngược lại, ở Mỹ và Nhật Bản, tiết kiệm vượt mức là kết quả của thu nhập cao hơn do các khoản chi cho kích thích, chứ không phải cắt giảm chi tiêu. Trong tình huống đó, ông Vlieghe nói, tiết kiệm vượt mức "có thể được hiểu một cách hợp lý hơn là" thu nhập bổ sung" - yếu tố giúp người tiêu dùng có thể hạnh phúc hơn khi chi tiêu.

Và điều đó cho thấy một sự tương phản nổi bật với thời kỳ bùng nổ chi tiêu sau chiến tranh. Sự phục hồi của Mỹ đã đủ ấn tượng, nhưng Châu Âu còn làm được nhiều hơn thế, với tốc độ tăng trưởng GDP hơn 50% trong suốt những năm 1950. Thời điểm này sẽ khác. Khi đại dịch chấm dứt, sẽ chỉ có thể là Mỹ - nơi có nhiều biện pháp kích thích hơn và nơi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, điều đó dường như khiến các nước còn lại thụt lùi.

Theo The Economist

Xem thêm: nhc.54930546141301202-gnohk-ueit-ihc-gnas-nas-oc-oh-ueil-gnuhn-ior-nahn-tam-neit-gnod-nert-iogn-gnad-ioig-eht-nert-gnud-ueit-iougn/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Người tiêu dùng trên thế giới đang ngồi trên đống tiền mặt nhàn rỗi, nhưng liệu họ có sẵn sàng chi tiêu không?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools