Chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật, nhà máy của một doanh nghiệp nhựa phải nhập khẩu gần 100% nguyên liệu. Giá đầu vào tăng làm đội chi phí lên gần 20%, nhưng doanh nghiệp không thể tăng giá ngay với các đơn hàng.
Với một doanh nghiệp nhựa khác này, vì toàn bộ đều sản xuất từ nhựa nguyên sinh nhập khẩu, nên mỗi tháng đã phải trả thêm gần 500 triệu tiền nguyên liệu, nhưng hiện muốn mua cũng không dễ.
Tình trạng khan hiếm container rỗng trên thế giới gây ảnh hưởng tới giá vận chuyển đã đẩy giá nhiều loại hàng hóa, từ nhựa, tới sắt, thép... lên cao. Riêng ngành nhựa còn chịu thêm sức ép từ việc các nhà máy ở Mỹ và châu Á vào mùa bảo dưỡng, giảm lượng sản xuất.
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhựa nhập khẩu, nhưng các doanh nghiệp không thể tìm kiếm nguồn cung thay thế ở trong nước. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Hiện nhiều nhà máy đang trong thời kỳ bảo dưỡng nên lượng giảm, nhiều nhà đầu cơ găm hàng chờ tăng giá nên việc mua nguyên liệu đầu vào hiện nay khá khó khăn. Thậm chí, dù đã đặt được hàng nhưng không có công nhập hàng", ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi Hội nhựa tái sinh, Hiệp hội nhựa Việt Nam, cho biết.
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, nhưng các doanh nghiệp cũng không thể tìm kiếm nguồn cung thay thế ở trong nước, bởi số lượng nhà máy sản xuất nhựa nguyên liệu trong nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì vậy trước mắt, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách tiết giảm các loại chi phí, tăng năng suất lao động để tìm cách sống chung với cơn bão tăng giá nguyên liệu.
VTV.vn - Tình trạng thiếu container rỗng đang cản trở doanh nghiệp các nước châu Á xuất khẩu hàng hóa sang châu Âu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.29672011061301202-oad-oal-coun-gnort-peihgn-hnaod-tov-gnat-auhn-aig/et-hnik/nv.vtv