Trung tướng Nguyễn Văn Bổng - bí thư Đảng ủy, chính ủy Quân chủng Hải quân - Ảnh: TIẾN THẮNG
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Quân chủng Hải quân thông tin một số nội dung dư luận quan tâm trước những thách thức đặt ra cho Hải quân nhân dân Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc thông qua và sẽ thực thi luật hải cảnh.
Không để bị bất ngờ trước mọi tình huống
Liên quan những "bài học" sau sự kiện Gạc Ma ngày 14-3-1988, chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện - phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân - nhấn mạnh đây là một khúc bi tráng của Hải quân nhân dân Việt Nam.
"Vụ việc này đã để lại cho chúng ta bài học về sự cảnh giác. Chúng ta phải cảnh giác trên nhiều phương diện, đánh giá đúng bạn, thù và nhận định đúng tình hình để không bị bất ngờ trước mọi tình huống" - chuẩn đô đốc Luyện nêu.
Theo ông Luyện, ngoài lực lượng đóng quân trên các điểm đảo, quân chủng thường duy trì hơn 20 tàu "trực chiến" tại các khu vực trọng điểm, trên vùng biển trải dài từ cửa vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam.
Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện - phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng Hải quân - Ảnh: TIẾN THẮNG
"Trong những năm gần đây, hải quân phối hợp chặt chẽ và rất hiệu quả với ngư dân tham gia đánh bắt tại vùng biển đảo cũng như với những lực lượng khác như cảnh sát biển, kiểm ngư đều có sự phối hợp nhịp nhàng. Chúng ta nắm chắc tình hình của đối phương, đấy là một trong những bài học" - ông Luyên nói thêm.
Nhấn mạnh thêm bài học lịch sử sau sự kiện Gạc Ma, trung tướng Nguyễn Văn Bổng - bí thư Đảng ủy, chính ủy Quân chủng Hải quân - khẳng định chúng ta đã đúc kết rất nhiều bài học lịch sử, đó là bài học của sự cảnh giác, giữ nước từ khi nước chưa nguy.
"Hiện nay chúng ta tập trung xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, có sức mạnh và đủ sức răn đe các mối đe dọa nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước" - trung tướng Bổng nhấn mạnh.
Theo dõi sát các diễn biến trên biển
Nói về thách thức cũng như phương hướng khi Trung Quốc thực thi luật hải cảnh, chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện cho biết luật hải cảnh của Trung Quốc hiện đang vấp phải sự phản ứng rất mạnh mẽ từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể, các quốc gia Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Úc... và các nước trong khu vực ASEAN phản ứng không đồng tình với việc Trung Quốc cho mình quyền dùng vũ khí để trấn áp, dỡ bỏ các công trình được xây dựng trên vùng biển tranh chấp.
"Việc Trung Quốc thực thi luật này liên quan rất nhiều đến an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông và khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa (trong đó có các lực lượng của chúng ta). Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm, quân chủng đã chủ động tham mưu nhằm giữ vững chủ quyền" - ông Luyện thông tin.
Trung tướng Nguyễn Văn Bổng nhấn mạnh nhiều nội dung luật hải cảnh của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế. Cụ thể, việc cho phép sử dụng vũ khí sẽ gây ra phức tạp trên biển.
"Hiện nay trên biển Trung Quốc đã điều một số tàu - đây là hoạt động như mọi năm của họ và quân chủng đã chủ động nắm chắc tình hình, đề xuất chính xác, xử lý đúng đối sách các tình huống trên biển để không bị động, bất ngờ" - trung tướng Bổng nêu.
Trung tướng Bổng nhấn mạnh toàn quân chủng luôn duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an toàn các mục tiêu chiến lược, ngăn chặn, xua đuổi tàu nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam.
TTO - Viện kiểm sát quân sự Quân chủng Hải quân khẳng định quân chủng đã mất quyền sử dụng 3 khu 'đất vàng' trên đường Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM nhưng vẫn xin giảm nhẹ hình phạt cho ông Nguyễn Văn Hiến và các bị cáo từng là cán bộ hải quân.
Xem thêm: mth.59985418191301202-aod-ed-iom-cac-court-ed-nar-cus-ud-man-teiv-nauq-iah-gnud-yax/nv.ertiout