vĐồng tin tức tài chính 365

Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn

2021-03-21 07:49
Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn - Ảnh 1.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ký tặng sách cho các độc giả trẻ - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Và nhờ kênh xuất hiện này, ông trở thành từ khóa quan trọng và nổi bật khiến độc giả quốc tế, bao gồm cả những học giả nghiên cứu, tìm biết và vỡ lẽ thêm về văn chương, xã hội và con người Việt Nam.

Chưa đầy hai năm sau khi gây xôn xao văn đàn trong nước (tháng 6-1987) thì truyện ngắn Tướng về hưu đã sớm được dịch ra tiếng Pháp và đăng trên tạp chí Les Temps Moderness (tháng 3-1989).

Cũng ở nước Pháp xa xôi, vào năm 1987, Jean Viard và Marion Hennebert thành lập nhà xuất bản Editions de l’Aube, rồi như một chủ ý tinh tế, đã chọn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn Việt Nam đầu để in, năm 1990, tập truyện có tên chung Un Général à la retraite (Tướng về hưu).

Kể từ đó, Editions de l’Aube thường xuyên dịch, in và tái bản các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Có thể thấy hầu hết tác phẩm nổi bật nhất của Nguyễn Huy Thiệp đều đã được dịch ra tiếng Pháp và chính nhờ lượng văn chương đích đáng ấy, ông được nhận Huân chương Văn học nghệ thuật của chính phủ Pháp năm 2007.

Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn - Ảnh 2.

NXB Editions de l’Aube thường xuyên dịch, in và tái bản các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, trong ảnh, từ trái qua, trên xuống: Chuyện tình kể trong đêm mưa, Tướng về hưu, Sói trả thù và Nàng Sinh.

Sau tiếng Pháp, đường biên văn chương Nguyễn Huy Thiệp tiếp tục được mở rộng thêm với tiếng Anh, Đức, Ý, Thụy Điển, Hà Lan,...

Năm 2008, với sự đánh giá cao của học giả Claudio Magris, Nguyễn Huy Thiệp được trao giải thưởng Nonino Risit d'Âur của Ý.

Năm 2019, dịch giả Kim Joo Young đã cho tôi biết rằng chị đang hoàn thành bản dịch 15 truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Hàn dưới sự tài trợ của Quỹ văn hóa Dae-san Hàn Quốc.

Như vậy, so với các nhà văn Việt Nam cùng nổi lên trong giai đoạn Đổi mới, Nguyễn Huy Thiệp trở thành tác giả biết đến ở phạm vi quốc tế tương đối rộng rãi nhất.

Nếu câu chuyện dịch, quảng bá văn chương Việt Nam ra nước ngoài còn khá khiêm tốn, không ít tác giả tác phẩm được dịch vì "ngoại giao", hoặc vì thân tình bằng hữu, thì văn chương Nguyễn Huy Thiệp được lựa chọn trước hết vì chính nó.

Những chất liệu đời sống Việt Nam kỹ lưỡng, những thảng thốt và đau đớn riêng tư khi quan sát nhân sinh, những băn khoăn và day dứt đến mức ám ảnh về lòng chẳng nỡ, những con chữ và giọng điệu nhất quyết khác biệt, tất cả, đã khiến văn chương Nguyễn Huy Thiệp đã, đang tiếp tục xáo động trong sự đọc của độc giả nhiều nước.

Khi mới bắt đầu xuất hiện trên văn đàn, quả nhiên, ông có may mắn gặp thời. Nhưng sau gần bốn thập niên, thứ văn chương không những không bị cũ đi mà còn vẫn đầy cuốn hút ấy, rõ ràng, đã được bảo chứng bởi nhiều hơn hàng ngàn độc giả tiếng Việt trong nước vốn chưa hết lời tán tụng. Đấy không còn là may mắn, mà là giá trị, là "vàng" đã thử lửa.

Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn - Ảnh 3.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ảnh chụp năm 2012 - Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Nhưng dẫu văn chương có đem lại cho ông danh tiếng, tiền bạc lẫn nhiều chuyến đi giao lưu nước ngoài cũng "mát mặt" mà người thường chẳng dễ gì có được, thì tôi vẫn không khỏi vân vi về lựa chọn viết văn của anh thầy giáo Nguyễn Huy Thiệp khi hãy còn dạy học trên Tây Bắc xa xôi.

Bởi ngã rẽ ấy lựa chọn văn chương ấy, cú đẩy tay của số phận ấy, cũng khiến ông chịu bao biến cố thăng trầm. Chưa biết họa phúc nào là hơn, giữa hình ảnh một thầy giáo vùng cao hiền lành, chân chất và rồi vô danh nằm sâu dưới ba tấc đất, với chân dung một nhà văn lớn, một nhà văn có chút danh vị quốc tế nhưng chịu quá nhiều "đòn roi" phê bình, đố kị của người đời.

Năm 2017, khi cùng ông trở lại Hua Tát, bản nhỏ ngày xưa ông từng ấp ủ giấc mộng văn chương, tôi thấy ông run rẩy, luống cuống và rơm rớm nước mắt.

Ở đó, đúng như ông viết, là những dãy núi xanh xa xôi, lẩn khuất trong mây trắng, nơi không khí rất sạch và khoáng đạt, nơi hoa cúc dại nở vàng rực trong những thung lũng hoang vắng không một bóng người. Nguyễn Huy Thiệp đã bắt đầu viết văn ở bản nhỏ ấy.

Và như những ngọn gió, nó thổi mãi.

Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn - Ảnh 4.

Hàng loạt tác phẩm nối bật đến với độc giả quốc tế

Trong các tác phẩm NXB Editions de l’Aube (Pháp) đã in, có thể kể đến tập các tập truyện Trái tim hổ (Le coeur du tigre, 1993), Sói trả thù (La vengeance du loup, 1997), Chuyện tình kể trong đêm mưa (Conte d’amour un soir de pluie, 1999), Vàng và lửa (L’or et le feu, 2002), Chú Hoạt tôi (Mon Oncle Hoat, 2008), Nàng Sinh (Mademoislle Sinh, 2010), Tội ác, tình yêu và trừng phạt (Crimes, amour et châtiment, 2012), tập kịch Quỷ ở với người (Les démons vivent parmi nous, 1996), kịch Suối nhỏ dịu êm (Une petite source douce et tranquille, 2002), tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu (À nos vingt ans, 2005),...

222

Nhà nghiên cứu Greg Lockhart là người dịch tập truyện Tướng về hưu (The General Retires and Other Stories, gồm 8 truyện) ra tiếng Anh năm 1992 kèm một lời giới thiệu công phu.

Vẫn tiếng Anh, Nguyễn Nguyệt Cầm, Dana Sachs và cộng sự đã lựa chọn, biên tập và giới thiệu tập truyện Sang sông (Crossing the River, 2003) với 17 truyện ở Mỹ.

Trong tiếng Ý, Tran Tu Quan và các cộng sự đã lần lượt dịch, giới thiệu các tập Những ngọn gió Việt Nam (Soffi di vento sul Vietnam, 2004), Muối của rừng (Il sale della foresta, 2004), Sang sông (Attaversando il fiume, 2011), Tâm hồn Việt (Vietnam Soul, 2013) đều cùng ở nhà xuất bản O barra O.

Trong tiếng Đức, giáo sư Gunter Giesenfeld và Marianne Ngo đã dịch, giới thiệu tập truyện Tướng về hưu (Der pensionierte General, 2009) với 11 truyện.

Trong tiếng Thụy Điển, Nguyễn Huy Thiệp được chọn dịch, xuất bản tập Muối của rừng (Skogens Salt, 2001) với 12 truyện và tập Mưa Nhã Nam (Regn i Nhã Nam, 2015) với 17 truyện.

Trong tiếng Hà Lan, Nguyễn Huy Thiệp có Trái tim hổ (Tijgerhart, 1996)...

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, văn đàn Việt Nam Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, văn đàn Việt Nam 'lòng buồn không tả nổi'

TTO - Theo tin từ anh Nguyễn Phan Khoa - con trai nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - Nguyễn Huy Thiệp vừa qua đời lúc 16h45 hôm nay, ngày 20-3 tại nhà riêng sau một thời gian chống chọi với bệnh đột quỵ. Ông hưởng thọ 72 tuổi.

Xem thêm: mth.35412113202301202-noh-oan-cuhp-aoh-teib-auhc-nahp-os-yat-yad-uc-av-peiht-yuh-neyugn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nguyễn Huy Thiệp và cú đẩy tay số phận, chưa biết họa phúc nào hơn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools