Cụ thể, Thành phố giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng triền khai các chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ sản xuất cho ngành lương thực - thực phẩm. Tham mưu ban hành “Nghị quyết về chính sách hồ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2021-2025”; trong đó có danh mục sản phẩm, dự án của ngành chế biến lương thực - thực phẩm.
Đề xuất thí điểm cơ chế chính sách ưu đãi mới, mang tính đột phá dành riêng cho các đối tượng thực hiện các giải pháp, đề án, dự án trong ngành chế biến lương thực - thực phẩm TP.HCM giai đoạn 2020-2030, trong đó trọng tâm là chính sách hỗ trợ tham gia Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố đối với các dự án đầu tư ngoài địa bàn TPHCM.
TPHCM muốn hỗ trợ thúc đẩy ngành chế biến lương thực - thực phẩm phát triển nhanh trong mười năm tới |
Những doanh nghiệp thuộc chương trình sẽ được tư vấn, hỗ trợ hoàn chỉnh hồ sơ dự án tham gia Chương trình kích cầu đầu tư. Đổi mới mô hình và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh. Cùng với đó là các chính sách hỗ trợ về phát triển, ứng dụng các giải pháp công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng, quản lý chuyên ngành và các hệ thống tích hợp mới; Hỗ trợ các giải pháp về truyền thông, về mặt bằng sản xuất và các giải pháp về thị trường…
Để thực hiện mục tiêu này, thành phố yêu cầu xác định danh mục nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của ngành chế biến lương thực - thực phẩm TPHCM trong 5 năm tới và các chính sách hỗ trợ phát triển; Phát triển nguồn nhân lực cho ngành; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
Một số đề án cụ thể cũng đã được Ủy ban nhân dân thành phố xác định. Chẳng hạn, xây dựng Chiến lược phát ngành chế biến tinh lương thực - thực phẩm giai đoạn 2020- 2030; Đề xuất khu vực phát triển hệ thống kho lạnh, kho dự trữ bảo quản cho ngành chế biến lương thực - thực phẩm; tổ chức liên kết hình thành vùng nguyên liệu cho chuỗi sản xuất của ngành chế biến lưong thực - thực phấm.
Sở Công thương TPHCM là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các thành viên Hội đồng phát triển ngành chế biến lương thực - thực phẩm Thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính sẽ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, bố trí nguồn kinh phí thực hiện…
Theo số liệu của Ủy ban nhân dân TPHCM, ngành chế biến lương thực - thực phẩm là một trong bốn ngành trọng điểm của thành phố, chiếm 13,78% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đóng góp 13,69% giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp. Ngành này được định hướng phát triển theo hướng công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, chủ động trong các khâu nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu và sản phẩm có uy tín, cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khấu.
H.A
Xem thêm: lmth.5899241a-mahp-cuht-cuht-gnoul-neirt-tahp-iad-uu-ueihn-hnad-mchpt/nv.moc.enilnounuhp.www