Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam trao bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn cho địa phương tối 23-3 - Ảnh: V.HÙNG
Hàng vạn người dân Quảng Nam và khách thập phương đã về tham dự lễ hội, xem các chương trình nghệ thuật tái hiện lịch sử của di sản, di tích Bà Thu Bồn.
Ông Trần Văn Tân, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, sau khi trao bằng công nhận di tích cho lãnh đạo huyện đã nhắn gửi, Lễ hội Bà Thu Bồn có giá trị văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú, kết nối các cộng đồng vùng sông núi phía tây Quảng Nam.
Do đó địa phương cần nâng cao tuyên truyền, truyền thông Lễ hội Bà Thu Bồn, di tích Dinh Bà thành sản phẩm văn hóa, du lịch, thu hút du khách, tăng cường tính xã hội hóa lễ hội và bảo tồn di sản độc đáo này.
Hàng ngàn người dân tham gia buổi lễ - Ảnh: VIỆT HÙNG
Hàng vạn người dân Quảng Nam và mọi miền Tổ quốc về tham dự Lễ hội Bà Thu Bồn - Ảnh: VIỆT HÙNG
Trong phần khai mạc, chủ tịch UBND huyện Nông Sơn Nguyễn Văn Hòa cho rằng, Lễ hội Bà Thu Bồn có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân, nay được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự kiện văn hóa quan trọng, là niềm vinh dự của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Quế Trung và huyện Nông Sơn.
Huyện sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ và nhân dân về việc gìn giữ, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, động viên nhân dân đoàn kết, chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Có giải pháp bảo tồn, phát triển, nâng cao ý thức của cộng đồng bảo tồn di sản, góp phần phát triển du lịch địa phương.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam dâng hương ở Dinh Bà Thu Bồn tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn - Ảnh: VIỆT HÙNG
Tương truyền Bà là một nữ tướng người Chăm, tài sắc vẹn toàn, từng chinh chiến nhiều trận mạc, trong một lần thất thủ, Bà men theo hướng tây đến Phường Rạnh (nay là xã Quế Trung). Nơi đây địa hình hiểm trở, trước có sông sâu, sau có núi cao, ruộng đồng, rừng núi bao la, đảm bảo cho việc ổn định quân tình chờ cơ hội.
Bà đã chọn nơi đây làm nơi sinh sống và là căn cứ đóng quân, đó là Dinh Bà hiện nay. Bên cạnh việc chiêu quân và tổ chức luyện binh, Bà còn cho quân lính đào giếng, đào ao, trồng lúa, chăn nuôi, dạy cho dân làng trồng dâu nuôi tằm, quay tơ, dệt vải, cách dùng thảo mộc trong rừng để chữa bệnh cho người và con vật nuôi.
Tái hiện những điệu múa, hát của người Chăm để tưởng nhớ Bà Thu Bồn - Ảnh: V.HÙNG
Trong một lần giao tranh bị thất bại, trong lúc thế cùng lực kiệt, bà gieo mình xuống dòng sông tự vẫn, xác Bà trôi về dưới miền xuôi, được nhân dân làng Thu Bồn an táng, thờ phụng và xây dựng lăng Bà ngày nay.
Người dân Nông Sơn tổ chức lễ cúng, rước nước từ Giếng Bà về Dinh Bà Thu Bồn - Ảnh: V.HÙNG
Lễ hội Bà Thu Bồn là lễ hội lớn mang màu sắc tín ngưỡng dân gian có từ bao đời, thể hiện tinh thần đoàn kết của các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn.
Lễ hội được tổ chức hằng năm từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 âm lịch, thể hiện khát vọng phồn vinh, cầu mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an cho cộng đồng làng xã.
TTO - Trong hai ngày 11 và 12 tháng 2 âm lịch, nhằm ngày 19 và 20-3, nhân dân làng Thu Bồn Đông, xã Duy Tân (Quảng Nam) long trọng tổ chức Lễ hội Bà Thu Bồn - một lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian.
Xem thêm: mth.9420522232301202-aig-couq-eht-tav-ihp-aoh-nav-nas-id-nahn-gnoc-coud-nob-uht-ab-ioh-el/nv.ertiout