vĐồng tin tức tài chính 365

Nhu cầu từ Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu tại nhiều nước tăng theo

2021-03-24 14:55

Nhu cầu từ Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu tại nhiều nước tăng theo

Nam Bình

(KTSG Online) – Nhu cầu từ thị trường Trung Quốc tăng cao kéo theo giá tiêu tại hầu hết các nước sản xuất tiêu lớn như Indonesia, Malaysia, Việt Nam… đều tăng mạnh. Trong khi đó, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, sắp tới, tiêu từ Campuchia sẽ tràn vào Việt Nam có thể khiến giá trong nước bị ảnh hưởng.

Giá tiêu tiếp tục tăng tại nhiều thị trường

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, từ giữa tháng 3-2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tại các nước sản xuất chính đều tăng cao. Nguyên nhân là do nhu cầu từ phía Trung Quốc tăng mạnh.

Cụ thể, tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 18-3-2021 giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 2,6% so với hồi cuối tháng 2-2021, lên mức 3.950 đô la Mỹ/tấn. Tương tự, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu cũng tăng 1%, lên mức 5.300 đô la Mỹ/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 4,7% so với hồi cuối tháng 2-2021, lên mức 5.073 đô la Mỹ/tấn. Tại cảng TPHCM (Việt Nam), giá tiêu đen loại 500gram/lit và 550gram/lit xuất khẩu (gram/lit, viết tắt là g/l – được gọi là dung trọng của hạt tiêu) tăng lần lượt 13,9% và 12,3% so với cuối tháng 2-2021, lên mức 3.595 đô la Mỹ/tấn và 3.635 đô la Mỹ/tấn. Giá tiêu xuất khẩu tại Indonesia cũng có mức tăng từ 2,8% đối với tiêu đen và tăng 7% đối với tiêu trắng (tiêu sọ).

Thu hoạch tiêu tại Đồng Nai. Ảnh: Nam Bình.

Bộ Công Thương dự báo, thời gian tới, giá hạt tiêu trên thị trường thế giới sẽ còn tăng do nguồn cung thiếu hụt. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, từ sau tết nguyên đán, giá tiêu cũng tăng mạnh. Ban đầu, các doanh nghiệp tăng cường thu mua để phục vụ các đơn hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, đến khi giá tăng đột biến đến mức cao gấp đôi cùng kỳ năm ngoái, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận “ngồi chơi xơi nước” hoặc đền hợp đồng xuất khẩu. Ngược lại, dù đang chính vụ nhưng nông dân và các đại lý kỳ vọng giá sẽ còn tăng nữa nên đã găm hàng lại khiến nguồn cung trên thị trường thiếu hụt, hoạt động xuất khẩu tiêu trong tháng vừa qua cũng đình trệ nhiều.

Cụ thể, theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt tiêu trong tháng 2-2021 chỉ đạt 13.400 tấn, trị giá 38,92 triệu đô la Mỹ, giảm 20,5% về lượng và giảm 20,1% về trị giá so với tháng 1-2021. Con số này đã giảm 47,9% về lượng và giảm 32,4% về trị giá so với cùng kỳ tháng 2 - 2020.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 30.300 tấn, trị giá 87,56 triệu đô la Mỹ, giảm 25,3% về lượng và giảm 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về giá xuất khẩu, trong tháng 2-2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.899 đô la Mỹ/tấn, tăng 0,5% so với tháng 1-2021 và tăng gần 30% so với tháng 2-2020. Tính chung 2 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 2.891 đô la Mỹ/tấn, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu sang hầu hết các thị trường tăng, trừ 2 thị trường Bỉ và Australia có giá giảm.

Tiêu Campuchia sẽ tràn vào Việt Nam?

Tính đến ngày 24-3, giá tiêu tại các tỉnh trồng tiêu trọng điểm của Việt Nam ở vùng tây nguyên và đông nam bộ có dấu hiệu “đi ngang”, ở mức từ 69.000 - 73.000 đồng/kg tùy địa phương. Trước đó, trong vòng một tuần qua, giá tiêu (đầu giá) có dấu hiệu tụt giảm, từ mức 78.000 - 79.000 đồng/kg xuống còn 72.000 - 73.000 đồng/kg. Điều này được lý giải là do tâm lý bán tháo của một số nhà đầu cơ khiến thị trường bị dao động.

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dẫn lại bài viết của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC) cho rằng, giá hạt tiêu sẽ còn biến động khó lường trong thời gian tới. Theo đó, mặc dù nông dân Việt Nam được lợi từ việc tăng giá nhưng một số đã găm hàng lại với hy vọng sẽ ở mức cao hơn. Điều này thúc đẩy người mua chuyển sang quốc gia sản xuất khác với mức giá hợp lý hơn.

Một vườn tiêu bị bỏ bê, không chăm sóc khiến năng suất sụt giảm ở Đồng Nai. Ảnh: Nam Bình.

Trước những biến động mạnh về giá hồ tiêu trong thời gian qua, tại cuộc họp giữa VPA và các doanh nghiệp thành viên hồi giữa tháng 3 vừa qua, VPA đưa ra khuyến cáo rằng, hiện người dân bắt đầu thu hoạch rộ, dự kiến cuối tháng 4 vụ mùa tiêu năm nay mới kết thúc. Khi đó, sản lượng hồ tiêu sẽ tăng lên cộng thêm tiêu Campuchia tràn vào, giá tiêu có thể sẽ không còn được như hiện nay.

Về vấn đề này, một chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành hồ tiêu cho biết, mỗi năm, tiêu từ Campuchia đổ về Việt Nam dao động từ 20.000 - 30.000 tấn. Việc này giúp bổ sung nguồn hàng trong nước của Việt Nam. Số tiêu này được trồng chủ yếu tại các tỉnh vùng biên giới Campuchia - Việt Nam với năng suất, chất lượng khá tốt.

Trả lời câu hỏi khi tiêu từ Campuchia tràn vào Việt Nam, liệu có ảnh hưởng tới giá tiêu trong nước hay không, vị này cho rằng, sẽ là vấn đề đáng lo ngại nếu Campuchia tự tìm được nơi tiêu thụ, tức là sau khi thu hoạch, nông dân Campuchia tự xuất khẩu được. Ngược lại, nếu chỉ đổ về Việt Nam thì việc Campuchia gia tăng sản lượng là điều không đáng lo.

"Hàng hóa nếu càng dồn vào một người bán thì sẽ càng có lợi cho người bán đó! Nghĩa là Việt Nam đang làm chủ thị trường hồ tiêu thế giới với hơn 60% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, nếu có thêm nguồn cung từ Campuchia sẽ giúp Việt Nam càng lớn mạnh hơn, vì tăng sản lượng", vị chuyên gia nhận định.

Về lâu dài, vị chuyên gia cho rằng, với mức giá đang tăng lên mức hấp dẫn như hiện nay, nông dân các tỉnh, kể cả tại Việt Nam và Campuchia có thể sẽ tăng diện tích. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng lâu năm, phải đợi đến 3 năm sau khi trồng mới cho trái bói. Do đó, trong vòng 3 - 5 năm tới, giá tiêu trên thị trường dự báo sẽ còn tiếp chu kỳ tăng do chưa thể bổ sung nguồn cung mới.

"Giá tiêu có thể còn tăng cao, lên mức 200.000 đồng/kg như đã từng có trong lịch sử. Phần còn lại là việc nông dân, đại lý và các doanh nghiệp điều phối bán ra hay trữ hàng vào như thế nào, vì hồ tiêu Việt Nam đang nắm thế chủ động trên thị trường hồ tiêu thế giới", chuyên gia nêu trên cho biết.

Theo số liệu của Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC), xuất khẩu hồ tiêu trên toàn thế giới năm 2020 đạt hơn 459.000 tấn, tăng 2% so với năm 2019. Trong đó, lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 282.000 tấn, tương đương gần 60% lượng xuất khẩu của cả thế giới.

Nhu cầu cả thế giới hiện ở mức 510.000 tấn hồ tiêu/năm. Năm 2020, sản lượng hồ tiêu thế giới ở mức hơn 660.000 tấn. Bình quân mỗi năm nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu sẽ tăng 2-3%, trong khi sản lượng hồ tiêu toàn cầu tăng 8-10% mỗi năm.

 

Xem thêm: lmth.oeht-gnat-coun-ueihn-iat-ueit-aig-yad-gnat-couq-gnurt-ut-uac-uhn/218413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhu cầu từ Trung Quốc tăng đẩy giá tiêu tại nhiều nước tăng theo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools