Một người cao tuổi đi tiêm chủng COVID-19 tại Bergamo, Ý - Ảnh: REUTERS
Lombardy, khu vực chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ đại dịch COVID-19 của Ý, chọn cách sử dụng thuật toán để quyết định ai là người nên được ưu tiên tiêm vắc xin (vaccine).
Theo Hãng tin Reuters, một nhóm nghiên cứu tại ĐH Bicocca của tại Milan (Ý) đã phát triển thuật toán nhằm chấm dứt các ý kiến chia rẽ về chính sách tiêm chủng, cũng như ngăn các nhóm đối tượng tiếp tục tranh cãi ai mới là người nên được ưu tiên.
Chính quyền Lombardy đã bỏ phiếu thông qua cách làm này từ tháng 2 vừa qua, dù chưa khởi động. Bộ Y tế Ý cũng đang cân nhắc khuyến cáo sử dụng thuật toán mới ở tầm quốc gia.
Các nhà nghiên cứu của ĐH Bicocca chia các bệnh nhân chịu hệ quả nặng nhất từ COVID-19 theo nhóm tuổi, giới tính, các vấn đề y tế trước đó và nhiều yếu tố khác.
Nhóm này cũng xác định 34 tình trạng và căn bệnh có thể làm tăng nguy cơ của COVID-19, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, thiếu máu và các bệnh ung thư máu. Sau đó họ kết hợp những yếu tố này lại thành thuật toán xác định những đối tượng đối mặt với nguy cơ lớn nhất.
“Chúng tôi tin rằng, bằng việc tiêm vắc xin cho những đối tượng có nguy cơ cao nhất, chúng ta sẽ có thể tránh được hàng trăm ca phải đặt nội khí quản và tử vong ở Lombardy, cũng như hàng ngàn trường hợp tương tự trên toàn nước Ý” - ông Giovanni Corrao, chuyên gia đứng đầu dự án nghiên cứu của ĐH Bicocca, tuyên bố.
Lombardy là khu vực rộng lớn nhất và cũng là nơi thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 chậm nhất nước Ý. Khu vực này đang rất cần cải thiện chương trình tiêm chủng của mình sau nhiều chậm trễ vì kém hiệu quả, cũng như sai sót trong khâu công nghệ thông tin.
Vùng phía Bắc của thành phố Milan, thủ phủ của Lombardy, chiếm 1/6 dân số Ý và gần 1/3 số người tử vong vì đại dịch của nước này.
Bộ Y tế Ý đã kêu gọi ưu tiên tiêm chủng cho người già, nhân viên y tế, cảnh sát, giáo viên và những người có bệnh mãn tính.
Tuy nhiên, với hệ thống y tế phân tán, 20 chính quyền khu vực của Ý mới là bên đưa ra quyết định cuối cùng về trật tự tiêm chủng. Một số đã nhượng bộ trước những lời kêu gọi từ các nhóm nghề như luật sư và nhà báo.
Bằng cách đưa ra trật tự nghiêm ngặt theo khoa học và kỹ thuật, thuật toán mới được cho sẽ giúp loại bớt yếu tố chính trị khỏi chương trình tiêm chủng.
TTO - Ấn Độ đã tạm ngừng tất cả vắc xin phòng COVID-19 dành cho xuất khẩu của Hãng AstraZeneca đang sản xuất ở nước này để dùng cho nhu cầu trong nước, lệnh cấm có thể kéo dài đến hết tháng 4-2021.
Xem thêm: mth.29321442252301202-91-divoc-gnuhc-meit-coud-mohn-gnab-gnoc-hnid-nahp-naot-tauht-gnud/nv.ertiout