vĐồng tin tức tài chính 365

Sắp hết thời lãi suất rẻ?

2021-03-28 10:47
Sắp hết thời lãi suất rẻ? - Ảnh 1.

Khách hàng giao dịch tại một ngân hàng trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ các ngân hàng (NH) đang bị cạnh tranh gay gắt từ hàng loạt kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, trái phiếu... Liệu lãi suất cho vay tới đây có tăng?

Tăng lãi suất huy động để... giữ tiền tiết kiệm

Chị Ngô Thị Hạnh (Đội Cấn, Hà Nội) cho biết hôm 24-3 đã chuyển 1,8 tỉ đồng tiền tiết kiệm kỳ hạn 1 năm vừa đến hạn tất toán sang gửi chỉ 1 tháng do lãi suất quá thấp, chỉ còn 3,5-6%/năm tùy kỳ hạn và số tiền gửi. 

"Chính nhân viên NH đã tư vấn cho tôi nên chuyển tiền tiết kiệm sang đầu tư trái phiếu doanh nghiệp để có lợi hơn, vì lãi suất trái phiếu doanh nghiệp là 7,1%/năm. Nhưng tôi đang phân vân vì bất động sản đang là kênh đầu tư hấp dẫn" - chị Hạnh nói.

Tương tự, chị Anh Thư (Q.3, TP.HCM) cũng vừa rút tiền tiết kiệm để chuyển sang mua trái phiếu tại một NH cổ phần. 

"Đây là dạng trái phiếu đầu tư, số tiền mua tối thiểu là 200 triệu đồng, lãi suất lên đến 8,2%/năm. Nhân viên NH cũng gợi ý cho tôi về chứng chỉ tiền gửi 12 tháng với lãi suất lên đến 6,7%/năm, số tiền tối thiểu là 100 triệu" - chị Anh Thư kể.

Nhiều nhân viên NH thừa nhận sức ép huy động cũng tăng hơn khi nguồn vốn chảy vào NH có dấu hiệu sụt giảm. 

Anh Minh Khang (Q.Phú Nhuận) cho biết trước đây có gửi tiết kiệm tại một số NH, gần đây liên tục nhận được tin nhắn của nhân viên NH "năn nỉ" anh chuyển tiền về gửi vì "huy động sụt giảm", không đạt chỉ tiêu được giao.

Trước xu hướng rút tiết kiệm để đầu tư vào một số kênh sinh lợi cao hơn trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm quá thấp, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, lãi suất huy động trên thị trường có xu hướng tăng nhẹ, với mức tăng thêm 0,1-0,3%/năm. 

Cá biệt như VPBank đã tăng lãi suất đến lần thứ 2 trong tháng 3, với lãi suất kỳ hạn 1 tháng hiện là 3,65%/năm, cao hơn so mức 3,45%/năm trước đó, kỳ hạn 12 tháng cũng tăng thêm 0,2%/năm, lên 5,3%/năm.

Các sản phẩm cũng được một số NH "biến tấu" theo kiểu biến ngắn thành dài nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm. Chẳng hạn tại một NH, dù sản phẩm chứng chỉ tiền gửi 12 tháng nhưng nhân viên NH tư vấn rằng khách hàng chỉ gửi 6 tháng là có thể hưởng lãi suất 6,7%/năm.

Ngoài ra, một số NH thiết kế các sản phẩm chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, chỉ cần duy trì qua 15 ngày là được hưởng lãi suất lên đến 4,5-4,6%/năm, nếu qua 45 ngày sẽ được hưởng lãi suất từ 4,7-4,8%/năm. 

Bằng cách này, NH có thể trả cho người gửi tiền mức lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm, bởi lãi suất tiết kiệm với kỳ hạn 1-5 tháng cao nhất cũng chỉ 4%/năm và 0,1% nếu gửi không kỳ hạn.

Mặt bằng lãi suất chờ tín hiệu từ lạm phát

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia NH, cho rằng việc một số NH tăng nhẹ lãi suất huy động là hợp lý nhằm giữ tiền gửi tiết kiệm, hạn chế việc khách rút tiết kiệm để đầu tư vào các kênh như chứng khoán, bất động sản... 

Hơn nữa, việc tăng lãi suất đầu vào này cũng nhằm hút nguồn tiền, sẵn sàng cho vay khi hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh.

Cũng theo ông Hiếu, kinh tế VN đang phục hồi rất tốt, thể hiện qua số thu thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2 tháng đầu năm rất khả quan, như Hà Nội tăng 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Đặc biệt, VN đã mua được vắcxin COVID-19 nên việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh sẽ càng hiệu quả hơn. Nguy cơ tăng lãi suất cho vay là có thể xảy ra khi lãi suất huy động bắt đầu khởi động.

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng lãi suất hiện đã ở mức rất thấp, nên người dân có xu hướng dịch chuyển sang kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán... 

Do đó, động thái tăng nhẹ lãi suất huy động tại một số NH là cần thiết nhằm ngăn dòng vốn chảy vào những lĩnh vực như nêu ở trên, khó có thể kích thích tăng trưởng kinh tế về lâu dài.

Cũng theo ông Lực, lãi suất cho vay và huy động trên thế giới đang có xu hướng tăng lên trước sức ép của lạm phát toàn cầu tăng. Nguyên nhân là do giá cả hàng hóa và thiết bị, nhất là dầu đang tăng trở lại khi kinh tế bắt đầu phục hồi. 

Tại VN, lạm phát năm nay được dự báo sẽ tăng mức 3,5-3,7%, cao hơn mức 3,2% của năm ngoái. "Như vậy, bài toán điều hành lãi suất của NH Nhà nước cần phải thận trọng" - ông Lực nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NH Nhà nước), NH Nhà nước đang chờ một vài ngày nữa có chỉ tiêu lạm phát của quý 1 để có giải pháp điều hành lãi suất cho phù hợp. Nếu thuận lợi, NH Nhà nước sẽ yêu cầu các NH giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, theo ông Tuấn Anh, lãi suất ở mức nào hoàn toàn phụ thuộc vào lạm phát. "Nếu cố ép lãi suất xuống để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng lại bất lợi cho người gửi tiền. Người dân thấy gửi tiết kiệm mà âm, không có lợi sẽ không gửi" - ông Tuấn Anh nói.

Mặt bằng lãi suất sẽ tăng?

Nhiều tổ chức cũng nhận định rằng lãi suất huy động sẽ có xu hướng nhích trở lại, sau khi chạm đáy trong thời gian qua.

Theo Công ty chứng khoán SSI, mặt bằng lãi suất sẽ tăng trở lại vào cuối quý 2, khi các hoạt động kinh tế sôi động hơn giúp tăng cầu tín dụng.

Trong khi đó, theo Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực tăng với lãi suất huy động hiện nay nhiều khả năng chỉ mang tính chất cục bộ ngắn hạn do đang trong giai đoạn chuyển tiếp đối với phương thức giao dịch ngoại tệ là giao dịch kỳ hạn 6 tháng áp dụng đầu năm nay.

"Điều này khiến các NH phải chuẩn bị và tính toán một cách kỹ càng và hợp lý nguồn lực" - VCBS nhận định.

Lãi suất VND tăng lạiLãi suất VND tăng lại

TTO - Sau cú phát pháo của hai ngân hàng lớn là Techcombank và VPBank, hàng loạt ngân hàng vừa tăng lãi suất huy động, đưa lãi suất lên mặt bằng mới.

Xem thêm: mth.59131229082301202-er-taus-ial-ioht-teh-pas/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sắp hết thời lãi suất rẻ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools