Giữa tháng 2 năm nay, Chính phủ Saudi Arabia đã đưa ra một thông báo đầy bất ngờ và cứng rắn rằng, đến năm 2024 họ sẽ ngừng kinh doanh với bất kỳ công ty nước ngoài nào có trụ sở tại khu vực nhưng không nằm tại vương quốc này.
Đây được xem là chiến lược "cây gậy và củ cà rốt", tức là có cả thưởng và phạt, buộc các công ty phải lựa chọn: hoặc chuyển trụ sở chính đến Saudi Arabia, hoặc mất đi các hợp đồng béo bở.
Các tòa nhà chọc trời ở Trung tâm tài chính King Abdullah, Riyadh, Saudi Arabia. (Ảnh: Bloomberg)
Khi một tập đoàn đa quốc gia như CSG quyết định chuyển trụ sở khu vực chính của mình từ Dubai sang Saudi Arabia trong năm nay, nó đã đánh dấu một chiến thắng ban đầu cho Saudi Arabia trong công cuộc lôi kéo các trụ sở. Nhưng quan trọng hơn, nó còn chứng tỏ sự dịch chuyển này là một nước đi dễ dàng đáng ngạc nhiên cho các công ty công nghệ của Mỹ, bởi văn phòng mới được thành lập và hoạt động chỉ sau 2 tháng.
"Chính phủ Saudi Arabia luôn đứng sau các sáng kiến của họ, ủng hộ điều đó bằng hành động thực tế. Điều đó rất đáng khích lệ và tôi hy vọng các công ty khác cũng sẽ chuyển trụ sở theo chính sách này", ông James Kirby, người đứng đầu CSG tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi, cho biết.
CSG chỉ là một trong số 24 công ty quốc tế đã đồng ý ngay từ đầu năm nay để thiết lập trụ sở khu vực tại Saudi Arabia thay vì Dubai, một trung tâm văn phòng nổi tiếng ở các Tiểu vương quốc Saudi Arabia. Danh sách những tên tuổi khác bao gồm PepsiCo, Deloitte,PwC hay Boston Scientific.
Chính phủ Saudi Arabia tiến hành nhiều cải cách sâu rộng để thu hút các công ty. (Ảnh minh họa: Bloomberg)
Saudi Arabia đã tăng 30 bậc kể từ năm 2019 trong bảng xếp hạng mức độ dễ kinh doanh của Ngân hàng Thế giới. Tuy vậy, hiện Saudi Arabia xếp ở vị trí 62, vẫn kém khá xa vị trí 16 của các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất.
"Việc đưa ra một tối hậu thư đòi hỏi dịch chuyển trụ sở khu vực như vậy thật độc đoán. Điều này có thể cản trở ngược lại thay vì khuyến khích các công ty chuyển văn phòng", ông Jim Krane, nhà nghiên cứu tạ Đại học Rice, nhận định.
Tuy nhiên, cùng với cách tiếp cận thẳng thắn này, Chính phủ Saudi Arabia cũng tiến hành nhiều cải cách sâu rộng để thu hút các công ty. Để có được giấy phép đầu tư nước ngoài hiện nay chỉ cần 2 tài liệu, không phải 12 như trước kia và có thể chỉ mất 3 giờ thay vì 3 ngày. Ủy ban Hoàng Gia của thủ đô Riyadh đang lên kế hoạch thu hút được 500 công ty nước ngoài đến năm 2030.
VTV.vn - Saudi Arabia khẳng định nước này có đủ tiềm lực tài chính để vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu do COVID-19.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.57230151103301202-aibara-iduas-auc-tor-ac-uc-av-yag-yac-coul-neihc/et-hnik/nv.vtv