vĐồng tin tức tài chính 365

Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế

2022-04-05 08:51
Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 1.

Anh Đào Tấn Điền (phải) cùng các y sĩ, công nhân tại nhà xưởng Bona - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Anh Đào Tấn Điền, 37 tuổi, CEO Công ty TNHH xuất khẩu Bona, khởi nghiệp bằng việc sản xuất vật tư y tế tiêu hao - ngành công nghiệp được xem là đầy thách thức khi cần nguồn vốn lớn nhưng lợi nhuận lại nhỏ.

Ngược lối với thị trường

Thành lập vào tháng 5-2020, sản phẩm mà Bona đang sản xuất và cung cấp ra thị trường là nhóm mẫu ống nghiệm chứa máu tĩnh mạch. Một sản phẩm vật tư tiêu hao không còn mấy lạ lẫm trong ngành y tế của bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt khi Việt Nam hiện có trên dưới 10 công ty cũng đang tham gia sản xuất loại mặt hàng này.

"Sinh sau đẻ muộn" và từng nhận được nhiều lời bàn tán rằng đang "đi ngược lại với thị trường", tuy nhiên bản thân anh Điền nói vẫn chưa có ý định bỏ cuộc.

"Đối diện với khó khăn, với việc thị trường không chấp nhận sản phẩm của tôi chỉ vì sản phẩm này đúng tiêu chuẩn càng khiến tôi quyết tâm hơn nữa trong việc xóa bỏ sự tồn tại của hai quy trình nhận diện khác nhau cho một sản phẩm, nếu tôi bỏ qua lỗ hổng này thì đến bao giờ ngành y tế Việt mới hội nhập được với thế giới", anh Điền bộc bạch.

Lỗ hổng mà anh nhắc tới chính là việc hầu hết các nhà sản xuất ống nghiệm tại Việt Nam đang làm khác so với quy chuẩn trên thế giới. Có nghĩa là 3 trên 5 mẫu ống nghiệm tại thị trường Việt hiện đang có mẫu nhận diện (màu, mẫu mã hay tên gọi) khác so với quy chuẩn của thế giới, đặc biệt khi ở Việt Nam đang có sẵn bộ tiêu chuẩn riêng dành cho sản phẩm này (TCVN 7612:2007 / ISO 6710:1995 về ống chứa mẫu máu tĩnh mạch dùng một lần).

Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 2.

Chuẩn hóa bộ nhận diện mẫu ống nghiệm chứa máu tĩnh mạch tại Việt Nam là mong ước bấy lâu của anh Điền - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Bằng tâm niệm không giữ cho riêng mình, anh Điền từng gửi bộ nhận diện TCVN 7612:2007 đến hầu hết các doanh nghiệp có liên quan để cùng nhau thay đổi. Anh đồng thời tìm đến hàng chục, thậm chí hàng trăm đơn vị cung ứng vật tư y tế, bệnh viện tư nhân lẫn nhà nước trên toàn quốc với mong muốn góp phần cùng nhau "vá" lỗ hổng này.

Tuy nhiên, anh chỉ nhận lại những cái lắc đầu. "Nhiều đơn vị mà tôi không tiện nêu tên từng thừa nhận rằng sản phẩm của tôi mới là đúng, là chuẩn, tuy nhiên họ lại từ chối dùng sản phẩm chỉ vì không muốn mất thời gian để tập huấn lại đội ngũ bởi họ đã quen với bộ nhận diện lâu nay", anh Điền kể.

Những tín hiệu tích cực

Với 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng của một số công ty vật tư y tế cùng công việc "tay trái" buôn bất động sản, cuộc sống anh Điền vốn rất thư thái, nếu không muốn nói là đáng mơ ước.

Tuy nhiên, để có được Bona hôm nay, đúng hơn là để thực hiện khát vọng đưa Việt Nam hội nhập quốc tế trong chuẩn hóa bộ nhận diện mẫu ống nghiệm chứa máu tĩnh mạch thì anh Điền đã phải bán đi nhiều bất động sản của gia đình, cầm cố căn nhà của hai vợ chồng cho ngân hàng làm vốn. Giờ đây, gia đình anh đang ở nhà thuê.

Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 3.

Từng điểm sai trong bộ nhận diện cho sản phẩm ống nghiệm chứa máu tĩnh mạch tại thị trường Việt được anh chỉ điểm, chia sẻ công khai - Ảnh: CÔNG TRIỆU

Anh thừa nhận có thời điểm vì gặp quá nhiều khó khăn, liên tục bù lỗ bằng "dòng vốn từ ngân hàng", anh từng nghĩ đến việc đóng cửa Bona.

Nỗi trăn trở trong anh ngày một lớn khi liên tục nhận được dòng tâm sự từ các nhà cung ứng vật tư y tế lớn trong nước rằng sản phẩm của Bona đạt chuẩn, nhưng sẽ đặt bút ký hợp đồng khi Bona chịu sản xuất sản phẩm y tế theo thị trường hiện đang có - nghĩa là không đi theo bộ tiêu chuẩn TCVN 7612:2007 cũng như tiêu chuẩn hiện có trên quốc tế.

"Chính câu hỏi "mình thành lập Bona để tồn tại trong thị trường này hay là giúp thị trường phát triển tốt hơn?" đã dập tắt ý định bỏ cuộc. Con đường mà tôi chọn cho Bona là đi theo tiêu chuẩn quốc tế, từ đó mong được đóng góp phần nào cho ngành y tế nước nhà chuẩn hóa hơn để theo kịp quốc tế" - anh Điền chia sẻ.

"Những tín hiệu tích cực" mà anh Điền nói rằng đáp lại bao tâm huyết của bản thân là khi sản phẩm của Bona được một số đơn vị chấp nhận sử dụng. Hiện nay, một công ty cung ứng vật tư y tế (cả tư nhân lẫn công lập) cho toàn tỉnh Sóc Trăng đang dùng sản phẩm của Bona. Mẫu ống nghiệm chứa máu tĩnh mạch của Bona cũng đang được một đơn vị cung ứng vật tư y tế tại tỉnh Quảng Bình ký hợp đồng. 

Theo anh Điền, việc đẩy mạnh sản xuất vật tư y tế trong nước theo tiêu chuẩn quốc tế có thể xem là hoạt động góp phần thay đổi bộ mặt của lĩnh vực sản xuất vật tư y tế của Việt Nam.

"Hiện nay việc sử dụng sản phẩm theo quy chuẩn quốc tế chủ yếu chỉ được áp dụng tại các bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế. Tôi mong ước đưa những chuẩn mực này đến với nhiều đơn vị y tế hơn trong nước nhằm phục vụ sản phẩm chất lượng quốc tế cho tất cả người bệnh thông qua hệ thống cơ sở y tế" - anh cho hay. 

Triệu ống nghiệm miễn phí

Bàn về tương lai, anh Điền tâm sự đang lên kế hoạch xuất phát từ mong muốn của bản thân về việc hỗ trợ 1 triệu ống nghiệm đúng tiêu chuẩn là sản phẩm của Bona hiện có cho các trường đại học, trung tâm có đào tạo nhân lực ngành y trong nước. Anh mong rằng từ đây sẽ có thể hỗ trợ cho nhà trường trong việc giúp sinh viên - thế hệ tương lai tiếp cận được dòng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn từ sớm. "Tôi luôn sẵn sàng, chỉ mong các đơn vị, nhà trường thấu hiểu được câu chuyện và tâm huyết này, chỉ như vậy thì kế hoạch mới gọi là thành công", anh Điền cười.

Bằng tất cả tâm huyết, kiến thức vốn có, anh Điền kỳ vọng đến hết năm 2022 Bona sẽ cung ứng được khoảng 20% nhu cầu thị trường ống nghiệm trong nước và đạt mức 70% thị trường trong 5 năm tới.

"Cảm hứng khởi nghiệp" truyền lửa đến giới trẻ

Chuỗi sự kiện Tuổi Trẻ Golf Tournament For Start-Up 2022 đã khép lại bằng chương trình talkshow "Cảm hứng khởi nghiệp", tổng kết, vinh danh và trao giải các start-up tiêu biểu mùa 3 tại Đại học Quốc gia TP.HCM vừa qua.

Nhằm tạo sân chơi ý nghĩa và khích lệ tinh thần khởi nghiệp cho start-up cả nước, báo Tuổi Trẻ phối hợp Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM triển khai các hoạt động liên quan, thu hút sự tham dự của hàng nghìn bạn trẻ và các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực.

Trước đó, các nhà khởi nghiệp trẻ cũng đã được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và được truyền cảm hứng khởi nghiệp từ các golf thủ vào đêm gala tại Long Thành (Đồng Nai).

Đây là hoạt động thường niên nhằm kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hướng đến mục tiêu trở thành quốc gia khởi nghiệp. Qua đó, khuyến khích tinh thần thể thao, vận động, tạo sự lan tỏa, kết nối các doanh nghiệp, thêm cơ hội giao lưu giữa cộng đồng doanh nhân.

Ngoài việc được vinh danh trên mặt báo, những câu chuyện khởi nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận với nhiều quỹ đầu tư cũng như quảng bá hình ảnh đến với công chúng. Ban tổ chức đã chọn 30 start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị: Công ty CP PFEC Hòn Ngọc Viễn Đông, Hưng Thịnh Land, FE Credit, Number 1, An Hòa, Tân Thuận CT&D, Esuhai...; trong đó có giải thưởng đặc biệt trị giá 100 triệu đồng cho Công ty CP PFEC Hòn Ngọc Viễn Đông trao tặng.

MINH HUỲNH

Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế - Ảnh 6.
Cảm hứng khởi nghiệp, dám nghĩ và biết làmCảm hứng khởi nghiệp, dám nghĩ và biết làm

TTO - Nguồn cảm hứng khởi nghiệp mang đầy sức trẻ được lan tỏa đến với hàng ngàn sinh viên, nhà start-up có mặt và theo dõi lễ vinh danh, trao hỗ trợ Tuổi Trẻ Golf Tournament For Start-up 2022 vừa diễn ra vào sáng 31-3.

Xem thêm: mth.54861049040402202-et-couq-nauhc-ueit-meihgn-gno-taux-nas-ed-euht-ahn-o-nas-iat-oc-mac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cầm cố tài sản, ở nhà thuê để sản xuất ống nghiệm tiêu chuẩn quốc tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools