"Chanel phân biệt đối xử với các khách hàng Nga. Nếu vậy, tôi cũng không cần Chanel", "Tôi cũng không cần thứ đồ hiệu này nữa. Tôi sẽ cắt vụn nó ra cho mọi người xem", đây chỉ là một vài trong số nhiều nổi tiếng của Nga tham gia làn sóng phản đối thương hiệu đồ xa xỉ Chanel, hãng thời trang danh tiếng đã quyết định dừng mọi quan hệ kinh doanh với Nga sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Đáp lại làn sóng phản đối từ các khách hàng Nga, Chanel đưa ra thông báo với công chúng: "Các luật trừng phạt gần đây nhất của EU và Thụy Sĩ bao gồm việc cấm bán, cung cấp, chuyển nhượng hoặc xuất khẩu, trực tiếp hoặc gián tiếp, hàng hóa xa xỉ cho bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan nào ở Nga, hoặc để sử dụng ở Nga".
Một số blogger thời trang nổi tiếng bình luận về hành động này của Chanel như một con dao 2 lưỡi. Một đằng là rủi ro bị tẩy chay tại Nga, vốn là thị trường lớn nhất của Chanel.
Nhưng ở góc độ ngược lại, đây được coi là bước đi táo bạo có tính toán của Chanel khi hãng này muốn nâng cao hình ảnh trong mắt khách hàng thế hệ Z - những người phản đối xung đột.
Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia nói rằng, những hãng thời trang tốt nhất là nên tránh xa việc thể hiện quan điểm, vì rất có thể sẽ rơi vào tình thế gậy ông đập lưng ông.
"Hơn 60% khách hàng được khảo sát bởi hãng PR Clutch nói rằng họ sẽ ưu tiên mua sắm với những nhãn hàng giữ im lặng hoặc thái độ trung lập. Lúc này, chưa thể khẳng địn rằng khách hàng ủng hộ những hành động táo bạo của Chanel", bà Qing Wang - Giáo sư trường Warwick Business School nhận định.
Mặc dầu vậy, Chanel không phải trường hợp hiếm hoi. Hàng chục nhãn hàng lớn trải khắp mọi lĩnh vực đã ngừng hẳn hoặc thu hẹp quy mô kinh doanh tại Nga. Trong đó có thể kể tên như Apple, Netflix, Sony trong lĩnh vực công nghệ giải trí; Visa, PayPal, Western Union trong lĩnh vực tài chính...
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.6484045090402202-agn-gnah-hcahk-auc-ix-ax-gnah-nahn-ioh-nahp-gnos-nal/et-hnik/nv.vtv