Y bác sĩ tại Bệnh viện Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Tính từ 16h ngày 12-4 đến 16h ngày 13-4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 24.623 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 24.623 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.819 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố, có 19.823 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.727), Phú Thọ (1.627), Vĩnh Phúc (1.147), Nghệ An (989), Yên Bái (972), Đắk Lắk (943), Quảng Ninh (914), Hải Dương (897), Bắc Kạn (850), TP.HCM (848), Tuyên Quang (779), Lào Cai (752),
Bắc Giang (730), Thái Nguyên (566), Lâm Đồng (562), Cao Bằng (548), Lạng Sơn (513), Thái Bình (511), Quảng Bình (472), Hưng Yên (464), Bắc Ninh (434), Sơn La (425), Hòa Bình (422), Nam Định (390), Đà Nẵng (383), Tây Ninh (357), Quảng Trị (336), Lai Châu (316),
Gia Lai (287), Cà Mau (286), Hà Tĩnh (286), Bình Dương (260), Bình Phước (255), Vĩnh Long (248), Ninh Bình (245), Quảng Nam (239), Hà Nam (238), Quảng Ngãi (237), Điện Biên (235), Bà Rịa - Vũng Tàu (228), Bình Định (169), Hải Phòng (169), Bình Thuận (149),
Thanh Hóa (136), Đắk Nông (136), Bến Tre (135), Hà Giang (118), Thừa Thiên Huế (116), Khánh Hòa (98), Phú Yên (88), Kiên Giang (81), An Giang (61), Long An (59), Trà Vinh (58), Bạc Liêu (32), Đồng Tháp (32), Kon Tum (22), Sóc Trăng (17), Đồng Nai (15), Cần Thơ (4), Ninh Thuận (4), Hậu Giang (3), Tiền Giang (3).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-282), Lào Cai (-236), Hà Nội (-215).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+377), Phú Thọ (+243), Vĩnh Phúc (+232).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 31.181 ca/ngày.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
1,5 triệu bệnh nhân đang điều trị, số ca nặng giảm
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.297.587 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 104.128 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27-4-2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.289.840 ca, trong đó có 8.768.177 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.527.942), TP.HCM (603.976), Nghệ An (418.676), Bình Dương (382.112), Bắc Giang (377.326).
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 13.887 ca
Tổng số ca được điều trị khỏi: 8.770.994 ca. Cả nước hiện còn khoảng 1,5 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Số bệnh nhân đang thở ô xy là 1.205 ca, bằng 1/3 so với thời điểm giữa tháng 3. Trong đó, thở ô xy qua mặt nạ: 897 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 115 ca; Thở máy không xâm lấn: 32 ca; Thở máy xâm lấn: 158 ca; ECMO: 3 ca
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Từ 17h30 ngày 12-4 đến 17h30 ngày 13-4 ghi nhận 20 ca tử vong tại: Bạc Liêu (3 ca trong 2 ngày), Cần Thơ (3), Kiên Giang (3), Đồng Nai (2), Đồng Tháp (2), Bắc Kạn (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Hậu Giang (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 24 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.878 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Trong ngày 12-4 có 214.550 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 208.810.706 liều.
COVID-19 có thể gây tổn thương cho người bệnh ở phần não bộ có liên quan đến khứu giác. Đây được cho là lời giải thích hợp lý về chứng mất khứu giác kéo dài sau khi mắc COVID-19.