vĐồng tin tức tài chính 365

Tuổi già có lương hưu: Rất muốn, nhưng không thể chờ

2022-04-15 07:40
Tuổi già có lương hưu: Rất muốn, nhưng không thể chờ - Ảnh 1.

Người lao động làm thủ tục khai báo bảo hiểm thất nghiệp và thủ tục rút BHXH một lần tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Dương - Ảnh: N.HẠNH

Rút BHXH một lần lắm khi là việc buộc phải làm khi không có sự lựa chọn tốt hơn. Cùng với khoản tiền hôm nay là nỗi lo tuổi già không lương hưu.

Tuổi già có lương

Ba mẹ tôi đều là cán bộ, công nhân viên chức. Ba tôi nghỉ hưu khi 55 tuổi (năm 1988) đến khi ông mất (82 tuổi), ngoài tiền chi phí xe cộ mỗi khi cần thăm khám, chữa bệnh, còn lại thuốc men, viện phí gia đình không phải chi trả thêm khoản nào. 

Ngoài tiền lương hưu mỗi tháng suốt 27 năm, khi ông qua đời, BHXH còn chi trả khoản tiền tuất để lo hậu sự. 

Mẹ tôi hiện 81 tuổi. Bà vẫn đang hưởng lương hưu mỗi tháng và chế độ BHYT hằng năm. Mẹ tôi sử dụng khoản lương hưu để lì xì con cháu, đi du lịch, thăm viếng họ hàng rất thoải mái.

Không ít người tầm tuổi 45 - 55 mà chẳng may mất việc hoặc có thể phải nghỉ việc cũng hết sức đắn đo về việc rút BHXH một lần hay đóng tiếp, để dành chờ ngày nhận lương hưu. 

Nhiều người còn trẻ muốn rút tiền sớm, nhưng cũng có nhiều người có tuổi muốn tự đóng BHXH khi phải nghỉ việc ở thời điểm chưa đủ số năm BHXH để hưởng lương hưu. 

Vì sao? Vì người lớn tuổi lo lắng tương lai, lương hưu dù cao hay thấp cũng đỡ làm phiền con cái, nhất là những người gia cảnh không có của ăn của để, không nương tựa con cháu.

Tôi đã có hỏi thăm chị K.L., đang làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Bến Cát (Bình Dương), cũng dự định đến làm hồ sơ rút BHXH một lần nhưng được trung tâm tư vấn cho chỗ làm mới nên chị đổi ý định và sẽ tiếp tục tham gia BHXH khi có việc làm mới.

Em họ tôi đang làm việc tại một doanh nghiệp FDI ở Khu công nghiệp VSIP 1 (TP Thuận An, Bình Dương), có thâm niên làm việc 17 năm thì chia sẻ rằng em sẽ không rút BHXH một lần mà để dành đến tuổi hưu sẽ nhận mỗi tháng kèm theo hưởng chế độ BHYT vì không muốn sau này trở thành gánh nặng cho con cái.

Khó chờ đến hưu

Trong khi đó, một cô em khác đang là nhân viên văn phòng làm việc tại Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương) lại có dự tính sẽ làm hồ sơ rút BHXH một lần vào năm thứ 19 vì nhìn thấy "sự không dài lâu" khi làm việc tại các doanh nghiệp FDI. 

Thay vì chờ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định để hưởng chế độ lương hưu thì rút BHXH một lần sẽ là lựa chọn "an tâm" hơn.

Trong bối cảnh xã hội ở thời điểm hiện tại, tại các đơn vị hành chánh sự nghiệp khi có thay đổi nhân sự thì người lao động có thể được sắp xếp luân chuyển giữa các cơ quan ban ngành, đến công sở làm việc đến tận ngày cuối cùng tuổi hưu theo luật định. 

Trong khi đó tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp FDI, người sử dụng lao động thường chỉ ưu ái với những lao động trẻ, năng động nên nhân sự, nhân công thường xuyên được "thay mới". 

Làm việc ở môi trường này, người lao động ngấp nghé tuổi 50 dù muốn dù không cũng phải "tự hiểu" và biết cách "tự đào thải"! Và khi đó, số tiền tích lũy từ việc tham gia đóng BHXH chính là "niềm an ủi" cuối cùng khi họ rời đi.

Mặt khác, do dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp giải thể, người lao động bấp bênh, không có thu nhập nên cần tiền để giải quyết những khó khăn trước mắt. Họ không có thời gian để... nhìn xa hơn! Chỉ đơn giản là muốn nhận được số tiền mà họ đã tích lũy, thay vì phải đi vay mượn, thậm chí là phải vay nóng để xoay xở chi tiêu trong cuộc sống.

Cũng dễ hiểu khi câu chuyện rút BHXH một lần đang diễn ra chủ yếu là những lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp FDI. 

Lý do dịch bệnh chỉ một phần, phần đông người lao động do không thỏa mãn, không "nhìn thấy" những quyền lợi mà họ nhận được sau mấy mươi năm tham gia BHXH và nguy cơ có thể mất việc khi công ty muốn thay đổi nhân sự.

Nguy cơ mất việc tuổi trung niên

Luật BHXH "cào bằng" với tất cả người lao động giữa hai môi trường làm việc: khối hành chánh sự nghiệp và khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI. Đây là điều thiếu sự công bằng, thiệt thòi với người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, những người khó có thể làm việc đến đủ tuổi hưu.

Việc rút sổ hôm nay, với không ít người, là việc không còn lựa chọn khác tốt hơn. Chẳng hạn như mất việc ở độ tuổi 45 - 50, chưa già nhưng không còn trẻ, khó có thể xin việc mới để có thể được tiếp tục tham gia BHXH.

Để hạn chế người lao động rút BHXH một lần, an sinh xã hội về lâu dài được bền vững, thiết nghĩ cần phải sửa đổi, điều chỉnh Luật BHXH cho phù hợp hơn (đặc biệt với phần đông lao động ở khối doanh nghiệp).

Đến khi người lao động nhìn thấy những lợi ích từ việc tham gia BHXH vừa tốt cho mình vừa góp phần an sinh xã hội thì ngay cả lao động tự do cũng có thể sẽ tự nguyện tham gia vì ai cũng mong tuổi già có lương, có bảo hiểm, không thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Lương hưu đủ sống!Lương hưu đủ sống!

TTO - Gần 210.000 lượt người đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần chỉ trong 3 tháng đầu năm 2022, tương đương với con số 210.000 người về già có thể không có lương hưu.

Xem thêm: mth.62653822241402202-ohc-eht-gnohk-gnuhn-noum-tar-uuh-gnoul-oc-aig-iout/nv.ertiout

Comments:0 | Tags: vay

“Tuổi già có lương hưu: Rất muốn, nhưng không thể chờ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools