Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong niềm vui chiến thắng sân chơi "Thầy trò cùng leo núi" năm học 2021-2022 - Ảnh: Q.L.
Sân chơi này do Thành đoàn TP.HCM tổ chức và Trung tâm Hỗ trợ học sinh sinh viên TP.HCM thực hiện.
6 đội tuyển từ các trường THPT: Năng khiếu TDTT huyện Bình Chánh (huyện Bình Chánh), Tạ Quang Bửu (quận 8), Marie Curie (quận 3), Mạc Đĩnh Chi (quận 6), Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình) và Hồ Thị Bi (huyện Hóc Môn) đã góp mặt tại vòng chung kết.
Sau ba phần thi Thầy trò tài năng, Thầy trò hiểu ý, Thầy trò trí tuệ; 3 đội tuyển của các trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Marie Curie và Nguyễn Thái Bình có điểm số cao hơn được quyền bước vào phần thi cuối cùng Thầy trò chung sức.
Ở phần thi này, thử thách chính là phải trả lời đúng các câu hỏi liên quan kiến thức các môn học trong trường, kiến thức tổng hợp về văn hóa, xã hội, lịch sử Đoàn... Tuy nhiên, sân chơi kịch tích hơn với quy định sau mỗi câu trả lời đúng, từng đội được quyền tung xúc xắc và con số trên mặt xúc xắc nhận được sẽ quyết định quyền "leo" những bước dài hay ngắn của đội để đến đỉnh núi nhanh nhất có thể.
Hai đội tuyển của Trường THPT Mạc Đĩnh Chi và Marie Curie đều trả lời chính xác câu hỏi cuối và cùng giành quyền bước đến vạch đích, vòng chung kết phải quyết định bằng câu hỏi phụ.
Một lần nữa, cả hai đội đều trả lời đúng nên mọi chuyện đều trông chờ vào phần tung xúc xắc theo như luật chơi. Và may mắn đã mỉm cười với đội Trường THPT Mạc Đĩnh Chi trong nhiều giọt nước mắt tiếc nuối của thầy trò Trường THPT Marie Curie.
Một tiết mục tham gia phần thi Thầy trò tài năng tại vòng chung kết - Ảnh: Q.L.
Giải nhì cùng giải đơn vị được bình chọn nhiều nhất trao cho Trường THPT Marie Curie (quận 3), giải ba thuộc về Trường THPT Nguyễn Thái Bình (quận Tân Bình).
Đây là lần thứ 3 Thành đoàn TP.HCM tổ chức sân chơi này, thu hút 74 trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tại TP.HCM tham dự. Mỗi đội tuyển có 12 thành viên gồm 3 thầy cô giáo tuổi từ 35 trở xuống cùng 9 học sinh.
"Chúng tôi mong sân chơi này không chỉ giúp thầy trò thể hiện sự hiểu biết qua việc trả lời các câu hỏi kiến thức mà còn là dịp rèn luyện kỹ năng, sức khỏe qua từng trò chơi vận động. Chính sự tương tác, hiểu ý nhau giữa thầy và trò qua từng phần thi, sân chơi tạo mối gắn kết thầy và trò nhiều hơn nữa" - anh Lê Nguyễn Nam (phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM) chia sẻ.
Thầy và trò cùng thể hiện sự khéo léo, phối hợp ăn ý trong phần thi Thầy trò hiểu ý - Ảnh: Q.L.
Cổ động viên từ các trường tha hồ "quẩy" và vô tư cổ vũ cho các đội thi đấu bất kể có là đội nhà hay không - Ảnh: Q.L.
TTO - Sau 3 tháng triển khai, cuộc thi "Vượt qua nỗi sợ nCoV" đã có hơn 5.300 bài dự thi trên 63 tỉnh, thành phố gửi về, xác lập kỷ lục tại Việt Nam với bài tập thu hút số lượng người tham gia thực hiện video clip nhiều nhất.
Xem thêm: mth.69932630181402202-iun-hnid-iot-oel-ad-ihc-hnid-cam-tpht-gnourt-ort-yaht/nv.ertiout