2022 là năm được xác định cần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì vậy ngay từ đầu năm, hàng loạt các gói hỗ trợ đã được đưa ra. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có chính sách giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% được triển khai.
Lúc này, nhiều doanh nghiệp đang mong chờ các chính sách hỗ trợ khác sớm được thực hiện để tạo động lực phục hồi, nhất là chính sách trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Quốc hội thông qua đầu năm nay.
2022 là năm được xác định cần phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Từng phải đóng gần 3.000 quán cà phê trong nhiều tháng đã khiến Công ty CP sản xuất thương mại xuất khẩu cà phê Napoli gặp phải nhiều khó khăn buộc phải dùng đến những nguồn tiền cuối cùng. Vì vậy, khi bình thường mới, doanh nghiệp đã ngay lập tức hoạt động lại trên 80% chuỗi cửa hàng, cho ra đời nhiều sản phẩm mới, đẩy mạnh bán hàng online trên nhiều nền tảng, kích cầu bằng chương trình giảm giá. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn, còn dài hơi, doanh nghiệp vẫn từng ngày mong chờ gói hỗ trợ phục hồi kinh tế.
"Hỗ trợ về người lao động sau đại dịch, hỗ trợ cho doanh nghiệp về xuất khẩu cũng như về thuế, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội", ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty CP sản xuất thương mại xuất khẩu cà phê Napoli cho biết.
Còn Công ty TNHH Thời trang nón Sơn không chỉ khôi phục tình hình sản xuất, nguồn lao động, mà còn tiến tới mở rộng thêm nhà máy mới với quy mô hiện đại để phục vụ các đơn hàng lớn. Điều doanh nghiệp cần lúc này là Nhà nước tháo gỡ cơ chế để thủ tục xây dựng dễ dàng hơn.
"Tạo thêm các điều kiện để giao lưu, chia sẻ giữa các doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đấu tranh chống hàng gian, hàng giả đang tung hoành trên thị trường", ông Nguyễn Ngọc Tý, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Thời trang nón Sơn, cho hay.
Gói hỗ trợ có quy mô lớn nhất để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như: giảm thuế, giảm lãi suất 2%, hỗ trợ công nhân, người lao động, đầu tư hạ tầng, cải cách hành chính..., tuy nhiên đến nay vẫn chưa có thông tư, hướng dẫn để doanh nghiệp tiếp cận.
"Cần cơ chế thông thoáng, giải quyết nhanh và logistics, các điều kiện khác cũng tốt hơn", ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jean, đánh giá.
"Tổ chức triển khai thực hiện, chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện chương trình này. Thứ hai là làm tốt công tác tuyên truyền, trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, năm bắt khó khăn của cơ chế chính sách, từ đó có những đề xuất, kiến nghị để phản hồi. Thứ ba là tăng cường công tác thanh tra, giám sát để đảm bảo thực thi chính sách hiệu quả, đưa chính sách vào thực tế cuộc sống", ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh, nhận định.
Các doanh nghiệp cũng mong muốn, ngoài sớm áp dụng, khi có thông tư hướng dẫn cần sâu sát với doanh nghiệp, tránh việc đưa ra nhiều thủ tục, yêu cầu khiến doanh nghiệp khó chồng khó.
VTV.vn - Phần lớn nhất khoảng 1/3 của cả gói, tương đương với gần 114.000 tỷ đồng sẽ chi cho phát triển kết cấu hạ tầng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.45201630122402202-gnod-yt-000053-ort-oh-iog-ohc-gnom-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv