vĐồng tin tức tài chính 365

IMF: Phục hồi của Việt Nam chưa đồng đều

2022-04-22 15:30

Theo IMF, việc chuyển hướng sang sống chung với COVID-19 sẽ giúp kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6% năm 2022, lạm phát được dự báo tăng lên mức 3,9% vào cuối năm.

IMF cho rằng, các ưu tiên chính sách nên tập trung vào củng cố phục hồi, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng. Quy mô và cơ cấu của gói hỗ trợ chính sách nên được điều chỉnh chủ động theo tốc độ phục hồi, và nên được truyền thông rõ ràng, triển khai thực hiện quyết liệt.

IMF đánh giá cần có những cải cách quyết liệt hơn để hiện thực hoá khát vọng tăng trưởng bền vững của Việt Nam.
IMF đánh giá cần có những cải cách quyết liệt hơn để hiện thực hoá khát vọng tăng trưởng bền vững của Việt Nam. Ảnh chụp tại Tân Cảng Cát Lái TPHCM.

Chính phủ cần thực hiện những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn để đối phó với những thách thức về môi trường kinh doanh đã tồn tại lâu nay. Đặc biệt là những thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các vấn đề về chất lượng lao động, mất cân đối cung cầu lao động, và quản trị.

Bà Dabla-Norris - Trưởng đoàn đánh giá của IMF cho rằng trong thời gian tới, chính sách tài khóa cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ có mục tiêu mang tính tạm thời với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Ngoài ra, Chính phủ nên thực hiện thu ngân sách chặt chẽ để tạo nguồn vốn nhằm củng cố lâu dài an sinh xã hội, tăng khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu, và đối phó với những áp lực từ thực trạng già hóa dân số.

Về tài chính, chính sách tiền tệ, nên tiếp tục thận trọng trước các áp lực lạm phát đang gia tăng. Nếu xuất hiện các áp lực lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt chính sách tiền tệ và thông tin rõ ràng các yếu tố dẫn đến quyết định này để giúp kiểm soát lạm phát. Trong thời gian tới, trong chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính.

IMF cũng khuyến cáo, các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ không nên được gia hạn, áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022, vì điều này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận các tài sản xấu, đồng thời có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức.

Theo IMF, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, đồng thời kéo giảm tình trạng mất cân đối cung cầu kỹ năng lao động. Các chính sách cần lưu tâm đến những hàm ý đối với bất bình đẳng thu nhập và tài sản, vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm suy giảm tăng trưởng. Nên tiếp tục duy trì những nỗ lực nhằm tăng cường quản trị, khắc phục các khoảng trống dữ liệu khi Việt Nam đang hướng tới các chuẩn mực của nền kinh tế mới nổi.

Thụy Tường

Xem thêm: lmth.2402641a-ued-gnod-auhc-man-teiv-auc-ioh-cuhp-fmi/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ IMF: Phục hồi của Việt Nam chưa đồng đều ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools