Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thông qua phương án tăng lương tối thiểu 6% từ ngày 1/7 tới để báo cáo Thủ tướng xem xét ban hành.
Công ty Fujiwa tính toán, tăng mức tiền lương tối thiểu vùng đồng nghĩa ngoài điều chỉnh chi phí từ quỹ tiền lương, doanh nghiệp buộc phải tăng và đóng thêm các khoản chi phí khác, như phí bảo hiểm xã hội.
"Trong thời buổi khó khăn, để thực hiện chính sách tăng lương của Chính phủ, doanh nghiệp cũng rất đắn đo, nhưng để thu nhập đủ sống cho anh em thì chúng tôi rất đồng lòng. Chúng tôi sẽ cơ cấu lại để giảm các chi phí, hỗ trợ được việc tăng lương", bà Ngô Thị Thu Thuỷ, Tổng Giám đốc Công ty Fujiwa, chia sẻ.
Thực tế hiện nay, đại đa số doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đều đang chi trả cho người lao động cao hơn mức lương tối thiểu. Đó là cách các công ty cạnh tranh nhau để giữ chân và đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức lương tối thiểu vùng hiện nay chỉ đáp ứng 59% mức sống của người lao động. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
"Khi tăng mức lương lên, đó là một áp lực không nhỏ, đòi hỏi công ty phải cố gắng hết sức mình. Bằng cách mở mang phát triển thêm hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đồng thời tiết kiệm hết sức các chi phí để dư ra một khoản tiền cần thiết hỗ trợ lương cho cán bộ, nhân viên", ông Nguyễn Đặng Hiến, Tổng Giám đốc Công ty Tân Quang Minh, cho biết.
"Không tăng lương thì rất khó giữ chân người lao động. Bởi vì hiện nay lao động ở TP Hồ Chí Minh rất thiếu. Tới đây, chúng tôi còn mở rộng dây chuyền nên phải cân nhắc làm sao để có chính sách chế độ lương bổng, phúc lợi tốt thì mới có thể kéo người lao động về làm việc", ông Trần Thanh Sơn, Trưởng phòng Tổ chức nhân sự Công ty May mặc Song Ngọc, cho hay.
Cũng có ý kiến cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng vào thời điểm 1/7 sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn khi đang trên đà hồi phục. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, mức lương tối thiểu vùng hiện nay chỉ đáp ứng 59% mức sống của người lao động, nếu tiếp tục trì hoãn, sẽ làm nảy sinh bất ổn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và mục tiêu phục hồi của doanh nghiệp sẽ khó thực hiện.
"Trong bối cảnh đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn, Tổng Liên đoàn kiên trì đề xuất áp dụng sớm. 1/7 là thời điểm doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn và có bước phát triển nhất định, đồng thời sức chịu đựng của người lao động cũng đã đến ngưỡng giới hạn", ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhận định.
Một số chuyên gia nhận định, tỷ trọng điều chỉnh lương tối thiểu vùng lần này phải từ 10% trở lên mới tương xứng với mong mỏi của người lao động. Tuy nhiên việc Hội đồng Tiền lương Quốc gia đề xuất tăng 6% đã là sự chia sẻ với doanh nghiệp. Tăng lương càng sớm càng tốt để nhanh chóng bù đắp, san sẻ khó khăn với người lao động, vốn được coi là "trái tim" của hoạt động sản xuất.
VTV.vn - 2 năm qua, doanh nghiệp khó khăn, kiệt quệ vì dịch bệnh. Việc lùi thời điểm tăng lương tối thiểu sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.91860710152402202-oh-gnu-nav-gnuhn-ol-peihgn-hnaod-gnuv-ueiht-iot-gnoul-gnat/et-hnik/nv.vtv