Tạp chí Foreign Policy mới đây dẫn phân tích của các chuyên gia từ Viện Tài chính Quốc tế Mỹ (IIF) cho biết xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang đạt "tốc độ kỷ lục" trong tháng 4 và doanh thu từ hoạt động này "có khả năng cao hơn đáng kể" so với cùng kỳ năm trước.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. (Ảnh: Bloomberg)
Phó Kinh tế trưởng IIF Elina Rybakova nhận định thặng dư hiện tại của Nga có thể sẽ tiếp tục gia tăng đáng kể. Các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào lĩnh vực than đá khó có thể thay đổi được xu hướng này, do xuất khẩu than đá chỉ đóng vai trò nhỏ so với dầu mỏ và khí đốt. Như vậy, cơ chế trừng phạt hiện nay giúp Nga tái cơ cấu hoạt động tích lũy tài sản nước ngoài hơn là ngăn chặn.
Tạp chí Foreign Policy cũng dẫn đánh giá của các chuyên gia cho rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga "có thể có tác dụng lâu dài", tuy nhiên các nỗ lực này bị suy yếu nghiêm trọng khi một số quốc gia dù tham gia trừng phạt Nga vẫn tiếp tục mua năng lượng từ nước này.
Tạp chí này cũng dẫn lời cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ Edward Fishman cho biết một số quốc gia châu Âu gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, nhưng mức hỗ trợ thấp hơn so với các khoản tiền thanh toán khí đốt và dầu mỏ của Nga.
Theo ông Fishman, Nga "tiếp tục thu về ít nhất 1 tỷ USD mỗi ngày từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt và phần lớn doanh thu đó đến từ châu Âu".
EU muốn giảm phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni ngày 26/4 cho biết Liên minh châu Âu (EU) đặt mục tiêu giảm mạnh sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga vào cuối năm nay và tiến tới chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm 2027.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Il Messaggero ngày 26/4, ông Gentiloni khẳng định EU sẽ hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 từ mục tiêu trước đó là 4%, mặc dù vậy vẫn còn quá sớm để kết luận tốc độ tăng trưởng chậm chạp sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ. EU sẽ công bố Dự báo mùa Xuân vào ngày 16/5.
Nga là nhà cung cấp dầu lớn nhất cho châu Âu. Năm 2020, Nga cung cấp 26% lượng dầu mỏ nhập khẩu của châu lục này. Trong khi đó, Nga đáp ứng khoảng 40% nhu cầu khí đốt của châu Âu.
Năm 2014, EU từng thông báo sẽ đa dạng nguồn cung năng lượng nhằm giảm dần phụ thuộc vào Nga, tuy nhiên sau 8 năm, chưa có nhiều tiến triển trong lĩnh vực này.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2/2022, một số quốc gia EU đã có động thái mạnh mẽ hơn nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt đối với kinh tế Nga, bao gồm lĩnh vực năng lượng.
Đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 3/2022 đã ký sắc lệnh yêu cầu tất cả hợp đồng cung cấp khí đốt với những doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại các quốc gia "không thân thiện" chỉ được thanh toán bằng đồng Ruble bắt đầu từ ngày 1/4.
Yêu cầu của Nga khiến các khách hàng châu Âu rơi vào tình thế khó xử: từ chối thanh toán bằng đồng Ruble và đối mặt nguy cơ không nhận được khí đốt, hoặc tuân thủ và chịu rủi ro giá cao hơn khi các hợp đồng được đàm phán lại, các giao dịch dài hạn có lợi hơn bị hủy bỏ. Điều này đã khiến các đối tác đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt này.
VTV.vn - Người đứng đầu bộ phận châu Âu của IMF, Alfred Kammer cho rằng châu Âu có thể cầm cự trong sáu tháng nếu không có khí đốt của Nga.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.82665205162402202-cul-yk-od-cot-tad-agn-om-uad-uahk-taux/et-hnik/nv.vtv