vĐồng tin tức tài chính 365

Tạo NFT từ tác phẩm vi phạm bản quyền, ai chịu trách nhiệm?

2022-04-26 17:09

Nguyên đơn trong vụ kiện này là công ty Qice, có trụ sở tại Thâm Quyến, trong khi bị đơn là công ty BigVerse tại Hàng Châu, hiện đang vận hành chợ NFT mang tên NFTCN. Một người dùng NFTCN đã đăng tải NFT sử dụng  tác phẩm của họa sĩ Mã Thiên Lý (Ma Qianli) và được Qice sở hữu bản quyền, sau đó bán NFT này cho một người dùng khác với giá 899 NDT (137 USD). 

Tòa án quyết định rằng nền tảng NFTCN đã sai khi không kiểm tra liệu người tạo NFT có phải là chủ hợp pháp của tác phẩm hay không, và do đó nền tảng này phạm luật do tạo điều kiện vi phạm “quyền phân phối tác phẩm thông qua mạng lưới thông tin” của tác giả.

Bên cạnh đó, vì NFTCN kiếm tiền từ phí hoa hồng trong mỗi giao dịch, nền tảng này có trách nhiệm ngăn ngừa hành vi của người dùng này có hại cho người dùng khác. 

Theo công ty luật Kinding - đại diện của Qice - BigVerse phải bồi thường cho Qice 4000 NDT (611 USD) và dừng lưu hành NFT bằng cách gửi nó đến một “địa chỉ chết” (eater address) - một ví điện tử không cho phép tài sản kỹ thuật số trong đó được chuyển đi bất cứ đâu khác và do đó bị coi như ngừng lưu thông. BigVerse cũng được khuyến cáo tạo ra cơ chế kiểm định bản quyền đối với các tác phẩm được tạo ra và đăng tải trên NFTCN. 

Kể từ khi cơn sốt blockchain, tiền mã hóa và NFT bắt đầu, nhiều cộng đồng cho những người quan tâm đến NFT đã hình thành tại Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc, tuy ngăn cấm tiền mã hóa, lại có thái độ tương đối ôn hòa đối với hoạt động liên quan đến NFT. Các cơ quan quản lý và hiệp hội ngành tài chính tại Trung Quốc cũng đã đưa ra cảnh báo về lừa đảo và rủi ro tài chính liên quan đến NFT. 

Theo luật sư Liu Yang từ Văn phòng Luật Deheng (Bắc Kinh), vụ kiện tại Hàng Châu là phán quyết đầu tiên liên quan đến NFT và mang lại nhiều tiền lệ có giá trị cho các vụ việc trong tương lai. Tuy nhiên, phán quyết này không có nghĩa là tất cả các loại NFT đều được pháp luật Trung Quốc bảo vệ, đặc biệt là các NFT được giao dịch bằng tiền mã hóa.

Bên cạnh đó, luật sư Xia Hailong từ hãng luật Shanghai Shenlun cũng cho rằng phán quyết không định nghĩa cụ thể quyền của chủ sở hữu NFT, do pháp luật chưa bắt kịp với công nghệ này. 

Tùng Phong (Theo SCMP)

Xem thêm: lmth.890155a-meihn-hcart-uihc-ia-neyuq-nab-mahp-iv-mahp-cat-ut-tfn-oat/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tạo NFT từ tác phẩm vi phạm bản quyền, ai chịu trách nhiệm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools