vĐồng tin tức tài chính 365

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài

2023-04-04 15:53

Trước đề xuất lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi, ThS.KTS Trần Trung Vĩnh – Đại học Kiến trúc TP.HCM và ThS.KTS Từ Bảo Nghi – Mars Architect Vietnam đã đưa ra những giải pháp trước mắt và lâu dài cho tuyến phố Lê Lợi, quận 1.

Vỉa hè không chỉ đơn thuần là làn đường đi bộ!

Vỉa hè không nên chỉ được định danh như không gian lưu thông dành cho việc đi bộ mà hơn cả là một không gian công cộng dành cho cộng đồng. Bao gồm cả việc tương tác, cảm thụ không gian hai bên trên nhiều mức độ.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 1

Đường phố Lê Lợi vắng bóng cây xanh. Ảnh: ĐÀO TRANG.

Vì vậy, việc khai thác không gian vỉa hè trong TP một cách hợp lý đem lại nhiều mặt tích cực cho không gian đô thị như: Tạo lối đi thuận tiện; kích thích thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường hoạt động thể dục thể thao cho người dân; phát triển tuyến phố kinh doanh, thương mại; tạo không gian kết nối giữa người với người...

Do đó, việc phát triển không gian vỉa hè thân thiện với người trở thành một nhu cầu cấp thiết, nhất là với tuyến phố Lê Lợi, nơi đặt ga Nhà hát TP (tuyến metro số 1), nơi kết nối nhiều tuyến giao thông công cộng trong tương lai.

Đường Lê Lợi sẽ thu hút du khách trong tương lai

Sau hơn 7 năm (từ 2015 đến 2022) thi công tuyến metro số 1, đại lộ Lê Lợi nối dài đến chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) đã được tháo dỡ rào chắn và hoàn trả mặt bằng.

Đường Lê Lợi - từ đoạn chợ Bến Thành đến Nhà hát TP, dài 950m, nối liền ba khu vực trung tâm (chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ và Nhà hát TP). Đây là tuyến đường sầm uất bậc nhất TP.HCM với vị trí đắc địa, kết nối nhiều địa điểm du lịch ở trung tâm TP, tập trung đa dạng các loại hình kinh doanh và dịch vụ từ mua sắm lưu niệm, thời trang, dịch vụ ăn uống, giải trí, trung tâm thương mại, ga tàu điện ngầm.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 2

Đường Lê Lợi nhìn từ trên cao, hiện "vắng bóng" cây xanh. Ảnh: ĐÀO TRANG.

Dù đường Lê Lợi đã được tái lập nguyên trạng, giao thông thông thoáng, yếu tố cảnh quan và các tiện ích cho mọi hoạt động mua sắm, đi bộ của người dân và du khách vẫn chưa được đáp ứng. Vỉa hè một số đoạn trên đường Lê Lợi hiện được trưng dụng làm nơi đỗ xe, chưa có không gian thật sự cho người đi bộ.

Đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay, việc nhiệt độ ngoài trời thường dao động từ 35 đến 36 độ C, kết hợp mưa trái mùa đã ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động đô thị của người dân, đặc biệt là du khách. Việc tản bộ mua sắm của du khách dưới tuyến đường không có cây xanh cũng gặp nhiều trở ngại.

Trong thời gian tới, khi các tuyến metro được đưa vào hoạt động, đây sẽ là đầu mối giao thông, không gian trung chuyển giữa các hình thức giao thông công cộng ngay tại trung tâm TP. Ở cả ba khía cạnh nút giao thông, trung tâm thương mại, hay khu phố giải trí, đây cũng sẽ là tuyến đường tập trung đông đảo người đi bộ trong tương lai.

Làm thế nào để khiến việc đi bộ trở nên thoải mái và thú vị hơn?

So với các phương thức di chuyển khác, đi bộ là một hoạt động tiêu tốn thời gian và sức lực.

Ở một quốc gia với khí hậu nhiệt đới đặc thù như Việt Nam, người đi bộ phải chịu tác động mạnh của rất nhiều yếu tố môi trường bất lợi như tiếng ồn, nhiệt độ, bụi bẩn và nhiều yếu tố khác… và đặc biệt là nắng gắt.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 3

Ảnh: Il Lungo Portico, Nhiếp ảnh gia Davide Naccari. Nguồn: Flickr.

Việc xây dựng mái che, tạo ra “bóng râm” trong đô thị, phối hợp hài hòa với yếu tố ánh sáng tự nhiên, tạo nên một không gian đô thị đặc trưng, mang đến trải nghiệm thú vị cho người dân. Đặc biệt là người đi bộ, những người trực tiếp sử dụng vỉa hè.

Ánh sáng và bóng râm là yếu tố kép ảnh hưởng trực tiếp đến kiến trúc và môi trường đô thị, tác động trực tiếp đến hành vi của người sử dụng.

Trong đề tài nghiên cứu về "hệ thống che nắng – chống nắng cho khí hậu châu Âu" năm 2013 , nhóm nghiên cứu đã đề cập đến một thực tế rằng, những yếu tố quan trọng nhất của hệ thống làm che nắng truyền thống trong không gian đô thị bao gồm hai yếu tố là thảm thực vật và hình thái đô thị.

Thảm thực vật hay cây cao được sử dụng để tạo bóng mát, giảm bức xạ mặt trời và sóng dài mà không hạn chế đáng kể về mặt thông gió. Tuy nhiên đây là một giải pháp lâu dài, đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức.

Xét cụ thể ở tuyến đường Lê Lợi, giải pháp về mặt cây xanh cần tiêu tốn tối thiểu 10 năm để tạo ra được một hệ thống cây xanh bóng mát tương đối hoàn chỉnh cho bộ mặt đô thị. Như vậy, cần có một giải pháp ngắn hạn, tức thời hơn, giải quyết trực tiếp nhu cầu của người đi bộ bằng việc tác động vào hình thái đô thị nhằm giải quyết những vấn đề bất cập trên nhưng không làm ảnh hưởng đến bộ mặt TP.

Theo nghiên cứu về thói quen đi bộ của Phòng thí nghiệm TP tương lai, thuộc Trung tâm Bền vững Môi trường Toàn cầu Singapore-ETH, đã chỉ ra rằng người dân thường coi trọng sự thoải mái và sẵn sàng đi vào những tuyến đường dài hơn một chút nếu chúng có cây xanh hoặc có nơi che mưa nắng. Đồng thời họ cũng luôn muốn có tầm nhìn đẹp hơn, nghĩa là một lối đi thông thoáng và không bị khuất tầm nhìn.

Điều này cho thấy tuy việc lắp mái che trong đô thị tuy cần thiết nhằm tạo thêm sự tiện nghi trên nhiều khía cạnh như tiện nghi nhiệt và bảo vệ con người khỏi các yếu tố thời tiết… nhưng vẫn cần hướng sự thiết kế đến một hướng thú vị hơn về mặt trải nghiệm không gian đô thị, tạo điểm nhấn và sự đồng bộ cho bộ mặt mỹ quan TP.

Trên thế giới đã có những quốc gia thành công trong việc tạo ra không gian vỉa hè hiện đại, thân thiện, thúc đẩy hoạt động đi bộ trên những tuyến phố, đồng thời tạo nên nét đặc trưng rất riêng cho bộ mặt đô thị.

Lối đi 5 foot – Singapore

Năm 1822, khi Stamfort Raffles lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “lối đi 5 foot” trong bản Quy hoạch thị trấn năm 1822, thì chi tiết vỉa hè rộng 5 foot có mái che kết nối giữa những tòa nhà đã trở thành một trong những đặc điểm nhận dạng đặc trưng nhất cho bộ mặt đô thị Singapore.

Đồng thời tác động mạnh tới thói quen đi bộ của người dân và khiến nơi đây trở thành quốc gia có tỉ lệ người đi dân tham gia bộ cao với mức đi bộ trung bình hàng ngày của mỗi người là 5.674 bước, đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia năng động nhất thế giới.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 4

Lối đi có mái che ở Singapore, Pan Jie, nhiếp ảnh gia Pan Jie. Nguồn: Flickr.

Đối với một quốc gia nhiệt đới như Singapore, nơi có khí hậu khá tương đồng và có khi khắc nghiệt hơn Việt Nam với nhiệt độ cao và mưa nhiệt đới, việc đi bộ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt là một thử thách.

Tuy nhiên cùng với chương trình Walk2Ride, một sáng kiến trong kế hoạch tổng thể về giao thông đường bộ năm 2013 của Singapore nhằm mở rộng mạng lưới “lối đi 5 foot”. Chỉ sau 5 năm đã đạt được thành tựu 200 đường đi bộ có mái che, trải nghiệm đi bộ của người dân đã được nâng cao, nhu cầu sử dụng giao thông công cộng của người dân là gần như tuyệt đối.

Dù che Metropole - đi dạo trên những mái nhà của Seville

Tương tự, Jurgen Mayer H. Architects đã thiết kế dự án này ở Incarnation la de Plaza, công viên công cộng trung tâm ở TP Seville giàu lịch sử. Đây là lối đi dạo lớn nhất trên thế giới và nó bao gồm những chiếc dù lượn sóng được làm bằng gỗ đan xen theo hình tổ ong được phủ polyurethane.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 5

Lumiweave cung cấp bóng râm và hấp thu năng lượng mặt trời. Nguồn: Anai Green

Mục đích của việc thiết kế này vị trí trong hình thức này là để đối phó với sự khác biệt sâu sắc giữa tất cả các cơ sở hiện đại ở Seville và trung tâm TP, quay trở lại thời trung cổ. Dự án được xây dựng để hiển thị bản sắc không gian của TP và do đó, nó trở thành một trong những điểm đến văn hóa tuyệt vời quan trọng ở Tây Ban Nha.

Cần xét theo đặc trưng riêng của từng địa phương

Dù là Singapore, hay Tây Ban Nha, Israel hay bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, đều cần có một cách tiếp cận riêng trong việc cải tạo không gian vỉa hè TP. Tuy nhiên, hầu hết đều bắt nguồn từ việc tìm hiểu và nghiên cứu những đặc trưng riêng của từng địa phương.

Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài ảnh 6

Đường Lê Lợi nhận được sự yêu thích của người dân và du khách. Ảnh: ĐÀO TRANG.

Đối với TP.HCM, cụ thể là tuyến đường Lê Lợi, việc chọn hình thức, vật liệu mái che cần được nghiên cứu kĩ lưỡng và thận trọng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân, cũng như phù hợp với khí hậu sở tại, nhằm đạt được sự hài hòa về mặt cảnh quan và không gây lãng phí ngân sách.

Song song đó cũng cần có những giải pháp dài hạn hơn, phương án phát triển cây xanh đô thị trong tương lai, hướng tới một đô thị “xanh” và tích hợp các giải pháp phát triển bền vững (vật liệu mới, năng lượng tái tạo…) để hướng tới một khu vực hiện đại, giàu bản sắc đặc trưng và hoạt động sôi nổi cả ngày lẫn đêm.

ThS.KTS. Trần Trung Vĩnh – Đại học Kiến trúc TP.HCM và ThS.KTS Từ Bảo Nghi – Mars Architect Vietnam

Xem thêm: lmth.731727tsop-iad-ual-av-tam-court-pahp-iaig-ac-nac-iol-el-ohp-neyut-ohc-ehc-iam-pal/nv.olp

“Lắp mái che cho tuyến phố Lê Lợi: Cần cả giải pháp trước mắt và lâu dài”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools