Vào cuối tháng 3, khi Tim Cook lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc kể từ lúc đại dịch xảy ra, vị CEO của Apple đã thực hiện một chuyến thăm cấp cao. Ông đưa các đồng nghiệp của mình đến một cửa hàng bán lẻ của Apple ở Bắc Kinh, gặp gỡ riêng các quan chức chính phủ để thảo luận về hoạt động của công ty.
Một trong những thành tựu nổi bật của Cook tại Apple đó là xây dựng mối quan hệ của công ty này với Trung Quốc, được nhận định là đặc biệt khăng khít. Trong hơn 2 thập kỷ, Apple đã xây dựng dây chuyền sản xuất và lắp ráp quy mô lớn tại quốc gia này, với hàng nghìn đối tác kinh doanh. Apple có hơn 40 cửa hàng ở đại lục và thu gần 20% từ Trung Quốc, bao gồm cả Đài Loan và Hong Kong.
Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc đang gây khó khăn cho Apple trong thời gian gần đây. Theo nguồn tin thân cận, ngay cả khi Cook có thể xây dựng sự thân thiết với Bắc Kinh, các giám đốc điều hành của Apple vẫn nỗ lực phát triển mối quan hệ với các nước khác để giảm bớt sự phụ thuộc.
Những nỗ lực đa dạng hóa của Apple càng trở nên cấp bách hơn trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Trump leo thang, sau đó là những vấn đề trong thời kỳ đại dịch. Năm 2020, CEO của Apple cho biết dù chuỗi cung ứng trong thời kỳ Covid thay đổi, thì đó chỉ là điều gì nhiều hơn việc "điều chỉnh một số nút bấm". Nhưng rõ ràng, một thứ gì đó lớn hơn sắp diễn ra.
Rời Trung Quốc không hề dễ dàng
Apple đã tập trung vào Ấn Độ để đưa quốc gia này trở thành địa điểm sản xuất iPhone và phụ kiện, vào Việt Nam để lắp ráp AirPods và Mac, Malaysia để sản xuất một số máy Mac và Ireland để sản xuất các sản phẩm đơn giản hơn.
Các giám đốc điều hành của Apple đã hướng nhân viên tập trung vào mục tiêu ra mắt thêm nhiều sản phẩm mới vào năm 2024, với việc tìm nguồn cung linh kiện khác và vận hành dây chuyền sản xuất bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, Apple vẫn có kế hoạch duy trì hoạt động quy mô lớn ở đại lục.
Với sự tham gia trực tiếp của Cook, Apple đã có một nhóm gồm hàng trăm nhân sự, được gọi là "Tiger team", nhằm giải quyết những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của mình. Nhóm này đã đưa ra nhiều nỗ lực hơn.
Họ có mặt trực tiếp ở nhà máy của các nhà cung cấp tại Trung Quốc và các quốc gia khác, họ đánh giá lịch trình bảo trì cơ sở và liệt kê thêm danh sách các nhà cung cấp dự phòng cho mọi thành phần, từ ốc vít đến miếng chèn nhựa. Có thể thấy Apple đang nỗ lực cải thiện khả năng ước tính của mình theo từng phần, để dự đoán hiệu quả về nguy cơ thiếu hụt.
Ngoài ra, Apple cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Đài Loan, cụ thể là hãng sản xuất chip TSMC. Song, những nỗ lực này lại có sự khởi đầu khá chậm chạp. Apple đang chuẩn bị sản xuất một số lượng chip rất nhỏ tại nhà máy ở TSMC tại Arizona vào năm tới.
Tuy nhiên, việc chuyển địa điểm sản xuất chip có thể khó khăn hơn so với các thành phần khác, vì khó có thể tìm được nơi nào có năng lực sản xuất tương tự như TSMC. Nguồn tin thân cận dự đoán, nếu việc sản xuất chip ở Đài Loan sụt giảm, thì Apple phải mất gần 1 năm để tăng cường trở lại.
Trong bối cảnh đó, Apple đang đưa ra những bước đi cẩn trọng. Ban lãnh đạo của Apple lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ "mất lòng" nếu họ di dời hoạt động sản xuất sang nước khác quá nhanh. Khách hàng ở Trung Quốc thậm chí có thể không ủng hộ các sản phẩm do Mỹ thiết kế.
Ngoài ra, bên trong Apple còn có sự cân bằng mong manh cần duy trì, nơi có những nhóm làm việc khác nhau với mối ưu tiên, mục tiêu trái ngược nhau. Bộ phận mua hàng (procurement team) có thể "lùng sục" khắp thế giới để tìm các thành phần cần thiết.
Phần lớn công việc thiết lập hoạt động sản xuất ở 1 vị trí địa lý lại là của bộ phận điều hành sản xuất, nhóm này lại cần phân bổ nguồn lực và tài chính kỹ càng để xây dựng một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh. Các nhóm phát triển sản phẩm lại có thể "đánh đổi giữa sự đa dạng hóa và kỹ thuật" đối với việc lắp ráp bên ngoài Trung Quốc.
Apple đã tìm thấy "miền đất hứa" mới?
Trong hơn 1 thập kỷ, Apple đã thử nghiệm việc di dời một số hoạt động sản xuất và lắp ráp. Năm 2012, họ đã hợp tác với Foxconn để sản xuất một số mẫu iPhone ở Brazil nhằm "lách" thuế với hàng nhập khẩu. Năm sau, do áp lực chính trị trong nước, Apple sản xuất Macbook Pro tại nhà máy Flex ở Texas. Cả 2 dự này trên đều không suôn sẻ. Kết quả là, Apple phải cắt giảm sản xuất Mac Pro ở Mỹ và hiện chỉ làm phần khóa mã hóa cho sản phẩm này.
Năm 2017, "nhà Táo" đã có bước thay đổi ổn định hơn, khi bắt đầu sản xuất một số mẫu iPhone ở Ấn Độ. Nhìn chung, họ vẫn không làm gì khiến mối quan hệ với Trung Quốc rạn nứt vào thời điểm đó, thậm chí số lượng nhà cung cấp ở đại lục còn tăng từ năm 2017 đến 2020. Kể từ đó, Ấn Độ trở thành địa điểm là nền tảng cho phần lớn nỗ lực sản xuất sản phẩm đặc trực của Apple bên ngoài đại lục.
Apple đã vượt qua giai đoạn đầu của đại dịch tương đối bình yên, nhưng vẫn còn những thách thức chồng chất khi Covid kéo dài. Năm 2022, công ty đối diện với tình trạng chậm trễ và thiếu hụt trong những lần công bố sản phẩm quan trọng.
Dòng Macbook Air mới đã bị trì hoãn ra mắt vài tuần sau khi dịch bệnh căng thẳng hơn, khiến các nhà máy của Quanta Computer đóng cửa. Các nhà máy Foxconn - nơi sản xuất iPhone 14, cũng tạm dừng hoạt động vì lý do tương tự. Doanh thu của Apple trong quý nghỉ lễ năm 2022 giảm lần thứ 2 trong "kỷ nguyên iPhone."
Vấn đề ở Foxconn càng khiến mục tiêu đa dạng hóa của Apple trở nên cấp bách. Những kế hoạch mới đầy tham vọng của họ giờ đây tập trung vào Ấn Độ, sẽ hợp tác với nhiều đối tác ở đây để sản xuất iPhone, AirPods, Apple Pencil, các thành phần cho Apple Watch, iPad và Mac. Apple đã khai thác các đối tác lắp ráp chính từ Đài Loan để sản xuất thiết bị ở Ấn Độ: Foxconn, Pegatron, Wiston và gần đây là Tata của Ấn Độ để làm vỏ ngoài iPhone.
Apple đã sản xuất hơn 6,5 triệu/200 triệu chiếc iPhone vào năm 2022 tại Ấn Độ, họ đặt mục tiêu sản xuất 10 triệu chiếc tại quốc gia Nam Á này vào năm 2023. Nhiều người tin rằng con số trên sẽ vượt 15 triệu vào năm tới và có thể Apple sẽ chuyển tới 25% sản lượng Apple sang Ấn Độ vào năm 2025.
Giám đốc điều hành cấp cao bộ phận sản xuất, chịu trách nhiệm cho phần vỏ ngoài của iPhone, Apple Watch và các thiết bị khác - Rob York, và Priya Balasubramaniam - người chịu trách nhiệm hoạt động sản xuất tổng thể của iPhone và các thiết bị khác, đã đến thăm Ấn Độ với tần suất ngày càng tăng.
Trong vài năm qua, Apple đã sản xuất những lô hàng đầu tiên của các mẫu iPhone mới nhất ở Trung Quốc, sau đó tăng cường sản xuất ở Ấn Độ. "Nhà Táo" dự kiến sẽ xuất xưởng iPhone 15 ở cả 2 quốc gia cùng một lúc, với iPhone 15 Plus và iPhone 15 Pro titan sẽ chỉ được sản xuất tại Trung Quốc.
Quá trình chế tạo iPhone 15 ở Ấn Độ đã được bắt đầu và các thành phần cho thiết bị này đã được các nhà cung cấp như Jabil sản xuất. Tuy nhiên, năm ngoái, Apple chỉ sản xuất một số mẫu nhất định, ví dụ như chỉ các mẫu iPhone SE màu đen và ánh sao, chứ không có mẫu màu đỏ.
Apple đang tìm cách sản xuất nhiều loại linh kiện và sản phẩm hơn ở Ấn Độ. Các hoạt động hiện tại với các nhà cung cấp như Salcomp Manufacturing India sản xuất bộ sạc, dây cáp và hộp iPhone dự kiến sẽ được mỏ rộng. Công ty cũng đang trong quá trình thảo luận về việc thành lập cơ sở sản xuất các bộ phận có kim loại, nhựa, kính và ốc vít tại Ấn Độ.
Việc mở rộng thêm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mạng lưới nhà cung cấp rộng lớn ở Trung Quốc từng là chìa khóa "năng lực" của Apple tại đại lục. Giờ đây, Tim Cook cần làm mọi thứ lại từ đầu.
Tham khảo Bloomberg Businessweek