Ngày 7-4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông tin về dự án trọng điểm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc. Theo đó, dự án này sẽ chính thức triển khai vào tháng 9-2023.
Dự kiến tháng 6-2026, dự án sẽ hoàn thành và đấu nối với các tuyến cao tốc khác nhằm thúc đẩy phát triển vùng.
Cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 67km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Điểm đầu kết nối với dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú, điểm cuối tại km 216, giao với đường Nguyễn Văn Cừ (Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án (giai đoạn phân kỳ) là 17.200 tỉ đồng gồm phần vốn nhà nước tham gia dự án là 6.500 tỉ đồng (vốn ngân sách trung ương 2.000 tỉ đồng; vốn ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỉ đồng; phần vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng; vốn huy động khác là 9.095 tỉ đồng từ các nguồn huy động khác).
Theo tờ trình UBND tỉnh Lâm Đồng gửi Thủ tướng Chính phủ, dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc do nhà đầu tư đề xuất dự án là liên danh đầu tư gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh và Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Miền Trung (Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đại diện liên danh nhà đầu tư).
Các địa phương có tuyến cao tốc đi qua đã sơ bộ thống kê, tính toán khối lượng, phạm vi, diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng và dự kiến quỹ đất tái định canh, tái định cư cho dự án.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án dự kiến khoảng 455ha (tỉnh Đồng Nai khoảng 81ha, tỉnh Lâm Đồng khoảng 374ha).
Phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 22m.
Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng rừng là 186,21ha (rừng tự nhiên 126,37ha, rừng trồng 59,85ha); trong đó: tỉnh Lâm Đồng là 144,78ha (rừng tự nhiên 123,29ha, rừng trồng 21,49ha), tỉnh Đồng Nai là 41,43ha (rừng tự nhiên 3,08ha, rừng trồng 38,36ha).
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ triển khai, Lâm Đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép thực hiện chỉ định thầu theo quy trình rút gọn đối với một số gói thầu tư vấn thuộc dự án như: thẩm tra hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ ĐTM; tư vấn thăm dò khoáng sản để cấp phép khai thác các mỏ vật liệu...
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, hầu hết thời gian thu hồi vốn đối với các dự án cao tốc đều có thời gian trên 20 năm, trong khi thời hạn cho vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng chỉ 15 năm.
Vì vậy, Lâm Đồng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc huy động nguồn vốn vay.
Trước đó, Hội đồng thẩm định liên ngành đã có báo cáo thống nhất báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đã đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.
Ông Phạm S, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết trong giai đoạn tới UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ tiến hành các thủ tục mời thầu.
Hiện Tập đoàn Đèo Cả đang hỗ trợ tỉnh trong việc hoàn thiện hồ sơ thủ tục, tinh chỉnh các thông số kỹ thuật của dự án để có thể triển khai đúng thời hạn.
TTO - Để thực hiện tuyến đường cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, UBND tỉnh Lâm Đồng đề xuất được chuyển đổi 486ha rừng sang mục đích khác.
Xem thêm: mth.28975806170403202-3202-9-gnaht-oav-gnoc-iohk-es-col-oab-uhp-nat-cot-oac/nv.ertiout