vĐồng tin tức tài chính 365

Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: 'Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro'

2023-04-08 14:44

Hoàng Tuấn Anh kể chuyện khởi nghiệp ở Úc - Video: SƠN TRANG - ANH THƯ - NHÃ CHÂN

Anh Hoàng Tuấn Anh (sinh năm 1985) hiện là CEO Công ty cổ phần Vũ Trụ Xanh (trụ sở tại Q.Tân Phú, TP.HCM). Với sản phẩm khóa điện tử thương hiệu PHG Lock, anh mong muốn giúp con người giải quyết các vấn đề của đời sống thường nhật bằng công nghệ. 

Anh cho biết đã áp dụng công nghệ, máy móc dùng test khóa điện tử để tạo ra ATM gạo, ATM khẩu trang gây tiếng vang trong cộng đồng mùa dịch COVID-19.

Thất bại đầu đời của Hoàng Tuấn Anh và chuyện chiếc khóa điện tử

Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro - Ảnh 2.

Anh Tuấn Anh đã dùng máy test khóa điện tử để tạo ra ATM gạo, ATM khẩu trang trong mùa dịch COVID-19 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Anh Tuấn Anh sang Úc từ năm 15 tuổi. Trước khi đưa khóa điện tử PHG Lock thành thương hiệu bán chạy nhất thị trường Việt Nam, anh đã không ít lần khởi nghiệp, và từng là đối tác kinh doanh của Tập đoàn Samsung.

Năm 2010, ở tuổi 25, trong quá trình start-up dự án lắp đặt tấm cách nhiệt miễn phí cho người dân theo chương trình của Chính phủ Úc, anh Tuấn Anh đối diện cú sốc lớn trong đời. Anh kiếm được 1 triệu đô la chỉ trong 6 tháng, và mất sạch số tiền này sau… 5 tiếng đồng hồ. Phá sản, trắng tay và đối mặt khoản nợ khổng lồ, anh suýt tự vẫn nếu không có sự động viên kịp thời của mẹ.

Sau đó, anh nhận gói thầu làm sa bàn cho một công ty thuộc quân đội Úc trong lúc các đơn vị khác từ chối làm. Dự án thành công dù gặp vô vàn khó khăn, giúp anh trả hết nợ, có dư vốn. Cùng năm đó, anh về Việt Nam thành lập công ty mà anh đang vận hành cho đến nay: khóa điện tử với thương hiệu PHG Lock của Úc.

Chọn khởi nghiệp với khóa điện tử ở thời điểm sản phẩm vẫn còn khá xa lạ với người Việt, anh cho biết do xuất phát từ vấn đề hằng ngày của người thân.

"Chị tôi để tiền trong phòng ngủ hay bị mất. Nhà tôi có dãy phòng trọ cho thuê, mẹ tôi thường phải cầm một xâu chìa khóa nặng, đánh dấu mỗi chìa một màu, mở cửa cho khách xem phòng phải kiếm từng chìa, rất cực.

Ở Úc, các phòng trọ thường xài khóa điện tử, chủ nhà cho mã số để mở, khi dọn đi thì họ đổi mã số khác. Do đó tôi quyết định sẽ kinh doanh sản phẩm này ở Việt Nam", anh cho biết.

Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro - Ảnh 3.

Anh Tuấn Anh giới thiệu các loại khóa điện tử của công ty - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mở cửa từ xa, ra ngoài khỏi mang chìa khóa

Hoàng Tuấn Anh kể, thời điểm mới ra mắt, anh đem sản phẩm tới một số cửa hàng bán khóa cơ để mượn chỗ trưng bày, thậm chí tặng cho xài luôn chứ không bắt mua nhưng bị... đuổi đi. Về sau, bằng nỗ lực học hỏi, thiết kế, cải tiến sản phẩm phù hợp với môi trường và cách dùng của người Việt, sản phẩm của anh dần được đón nhận.

Khóa điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Thương hiệu PHG Lock có khá nhiều loại khóa cửa như khóa vân tay, quẹt thẻ, nhận diện khuôn mặt, bấm mã số, xài app.

Áp dụng công nghệ đi đầu nên khóa nhận diện khuôn mặt của công ty đã có gần 6 năm trước, trước cả thời điểm iPhone có tính năng này. Khi xài app, chủ nhà có thể mở cửa từ xa, giao mã số mở cửa cho khách thuê. Mã mở cửa này có thể xài vô thời hạn hoặc thời gian nhất định do chủ nhà cài đặt. Loại này bán khá chạy trong mùa dịch.

Đây cũng là khóa điện tử đạt tiêu chuẩn chống cháy 120 phút đầu tiên tại Việt Nam, chống gỉ sét và có độ bền cao.

Dẫn chúng tôi vào căn phòng có 12 máy chuyên dùng để test (số máy test hiện nhiều nhất Đông Nam Á) cho từng loại khóa cửa, anh Tuấn Anh cho biết khóa điện tử dùng ở nước ngoài và Việt Nam hoàn toàn khác nhau, do nhiều yếu tố như chất lượng cửa, khí hậu, cách dùng…

"Có khóa ở nước ngoài xài rất tốt mà đem về Việt Nam xài 3-6 tháng đã bị hư. Tôi phải bỏ ra gần 20 tỉ cho phòng test khóa và R&D mẫu khóa riêng cho thị trường Đông Nam Á", anh nói.

Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro - Ảnh 4.

Khóa cửa PHG Lock ở chung cư TDH Phước Long, TP Thủ Đức (TP.HCM) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mong muốn mở nhà máy tại Việt Nam

Với 90% sản phẩm bán từ hệ thống phân phối bán lẻ, 10% bán cho dự án khách sạn, công ty hiện có 3 nhà máy đặt tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. 

Theo CEO 38 tuổi, ngành khóa này khó ở chỗ phải bảo hành gần như lập tức. "Ban đầu có một số trường hợp ở xa mình không tới bảo hành kịp trong buổi tối, phải bỏ tiền ra thuê khách sạn cho khách ở", anh nói.

Theo anh Tuấn Anh, những thất bại trước kia giúp ích nhiều cho anh trong kinh nghiệm quản lý vận hành, mua bán, trữ tồn hàng. "Năm vừa rồi doanh thu không đổi so với năm 2019, nhưng chi phí vận hành giảm được 40% nên có được lợi nhuận, đỡ rủi ro. Việc giảm lượng hàng tồn kho giúp tiết kiệm khá nhiều loại chi phí và sản phẩm, đưa đến tay khách hàng có giá thành rẻ hơn", anh cho hay.

Sau những nỗ lực, đến nay PHG Lock đã nhận quả ngọt là các sản phẩm R&D (Research & Development) riêng cho thị trường Việt Nam và Đông Nam Á chiếm đến 70-80% doanh số công ty. Mỗi năm, các nhà máy cung cấp cho công ty của anh Tuấn Anh khoảng 50.000 sản phẩm.

Trong năm 2023, anh Tuấn Anh cho biết sẽ đẩy mạnh sản phẩm để tăng số lượng, với hy vọng 1-2 năm, ngoài Việt Nam, hàng có thể bán ở thị trường Đông Nam Á và mở nhà máy ở Việt Nam. "Trong tương lai tôi sẽ nghiên cứu app có thể điều khiển được đồng hồ nước, đồng hồ điện và khóa luôn. Mong ngày càng nhiều ngôi nhà ở Việt Nam sử dụng khóa điện tử", anh chia sẻ.

Là một start-up kỳ cựu, anh Tuấn Anh chia sẻ 3 lời khuyên dành cho các start-up mới:

- Tiết kiệm chi phí vận hành nhất có thể: sử dụng nhà làm văn phòng, kiêm nhiệm nhiều vị trí...

- Không để thời gian lỗ quá lâu. Mục tiêu có lợi nhuận để sống sót là quan trọng.

- Cần có thời gian đi làm để tích lũy kinh nghiệm nhiều vị trí, vốn, mối quan hệ… thì khả năng thành công sẽ cao hơn.

Gần 1.000 start-up tham gia Tuổi Trẻ Start-Up Award

Qua 4 mùa, Tuổi Trẻ Start-Up Award đã nhận được gần 1.000 start-up từ các kênh gởi về. Qua các vòng: sơ loại từ khâu nhận hồ sơ, vòng thẩm định và đi thực tế của phóng viên, vòng sơ kết của ban tổ chức, đã có hơn 200 start-up lọt vào vòng chung kết.

Ngoài việc được trao hỗ trợ và được vinh danh trong gala, các start-up khi được đăng trên mặt báo cũng cho biết đã nhận được rất nhiều kết nối từ đối tác, khách hàng, đặc biệt là các nhà đầu tư...

Năm nay, sẽ có khoảng 25-30 câu chuyện khởi nghiệp nổi bật được chọn để giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ (online hoặc báo giấy, truyền hình Tuổi Trẻ, fanpage…) từ tháng 3 đến tháng 5-2023. Ban tổ chức sẽ chọn một số start-up tiêu biểu để hỗ trợ một khoản kinh phí với sự đồng hành của các đơn vị, như: VinaCapital, FE Credit, No.1, Thái Bình Group, IDICo, Volvo, Tín Nghĩa Corp., Saigontourist Group, Sân Golf Thủ Đức..., trong đó tiếp tục có 1 suất hỗ trợ đặc biệt dành cho start-up được hội đồng thẩm định bình chọn, trị giá 100 triệu đồng, từ GIBC.

Các start-up, nhóm bạn trẻ có ý tưởng khởi nghiệp hay và có tính thực tế cao, ứng dụng công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh, vận dụng AI, có tính bền vững, đóng góp cho cộng đồng, có giải pháp xanh, hướng đến môi trường... hoặc bạn đọc có các câu chuyện thiết thực phía sau những chân dung khởi nghiệp, từ hôm nay có thể gửi bài viết tự giới thiệu, những câu hỏi liên quan về địa chỉ email: tuoitrestartupaward@tuoitre.com.vn.

MINH HUỲNH
Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro - Ảnh 7.
'Đừng nghĩ khởi nghiệp quá lớn lao, hãy bắt đầu với những điều nhỏ bé'

Trưởng ban tổ chức Tuổi Trẻ Start-Up Award Trần Xuân Toàn - phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ - cho rằng các bạn trẻ đừng nghĩ phải khởi nghiệp với những vấn đề lớn lao, mà hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé gắn với đời sống ngay trước mắt chúng ta.

Xem thêm: mth.40613524140403202-or-iur-yl-nauq-hnah-nav-meihgn-hnik-meht-ial-iab-taht-hna-naut-gnaoh-uuc-yk-pu-trats/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Start-up kỳ cựu Hoàng Tuấn Anh: 'Thất bại lại thêm kinh nghiệm vận hành, quản lý rủi ro'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools