Trong năm 2022, chi phí nhiên liệu bay tăng hơn 60%, bình quân ở mức 130 USD/thùng; chi phí kỹ thuật, động cơ bay tăng hơn 20% do chuỗi cung ứng toàn cầu bị chậm và do thiếu nguồn nhân lực đã ảnh hưởng lớn đến chi phí vận hành, kết quả kinh doanh của Vietjet.
Kết quả kinh doanh năm 2022 không đạt kỳ vọng
Cụ thể, kết quả kiểm toán ghi nhận doanh thu hợp nhất của Vietjet đạt hơn 40.141 tỉ đồng, trong đó doanh thu vận tải hàng không đạt 33.077 tỉ đồng, lỗ sau thuế 2.261 tỉ đồng; chênh lệch không đáng kể so với báo cáo tự lập.
Nỗ lực khắc phục những ảnh hưởng từ dịch COVID-19, trong năm 2022, Vietjet thực hiện được 116.000 chuyến bay, vận chuyển 20,5 triệu lượt hành khách trên 103 đường bay nội địa và quốc tế. Trong đó, vận tải hành khách nội địa là nhân tố dẫn dắt sự phục hồi với hơn 99.000 chuyến bay và 17,8 triệu lượt khách. Tổng số chuyến bay và lượt khách năm 2022 của Vietjet đạt 115% kế hoạch năm.
Tài sản dài hạn của hãng ghi nhận tăng hơn 200 triệu USD. Tính đến 31-12-2022, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 68.000 tỉ đồng với chỉ số nợ vay dài hạn/vốn chủ sở hữu 0,7 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần, nằm ở mức tốt của ngành hàng không. Tổng giá trị đóng góp ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế, phí, lệ phí trực tiếp và gián tiếp của Vietjet trong năm 2022 đạt 4.350 tỉ đồng.
Tình hình kinh doanh của Vietjet dần khả quan hơn
Theo kết quả kinh doanh mới chia sẻ tới khách hàng, đi qua những thách thức của năm 2022, Vietjet đã bắt đầu có lãi từ vận chuyển hàng không trong quý 1-2023, dự báo tiếp tục kinh doanh tích cực trong các quý còn lại của năm.
Mặc dù chưa chính thức công bố lợi nhuận của quý 1 năm nay, nhưng những hoạt động trong các tháng đầu năm cho thấy hãng đang có kết quả kinh doanh tích cực từ vận chuyển hàng không.
Ngay trong những ngày đầu năm, Vietjet chào đón thành viên mới A330 - tàu bay thân rộng về với đội tàu bay hiện đại của hãng, sẵn sàng hành trình khám phá những điểm đến xa hơn ở khu vực và thế giới. Đến ngày 8-4, hãng khai trương đường bay kết nối giữa TP.HCM - Melbourne (Úc) bằng tàu bay A330, chính thức chinh phục các đường bay thương mại xuyên lục địa.
Năm 2022, sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, bên cạnh việc khôi phục tất cả các đường bay nội địa, hãng đã mở các đường bay quốc tế mới tới Ấn Độ, Kazakhstan - những điểm đến và những thị trường mới.
Trong tháng 4 và tháng 6 tới, Vietjet tiếp tục khai trương các đường bay từ TP.HCM tới 2 thành phố khác của Úc là Sydney và Brisbane. Ông David Hurley, toàn quyền Úc, đã bày tỏ sự vui mừng với việc Vietjet mở các đường bay thẳng đến Úc.
Từ cuối năm 2022, đầu năm 2023, hãng đã tăng cường các chuyến bay trên toàn mạng bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán. Hãng cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cùng nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ hành khách đi nghỉ trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5, kỳ nghỉ hè tới.
Hoạt động khai thác tích cực cùng thông tin về kết quả kinh doanh có lãi trong quý 1 năm nay cho thấy hãng đã đi qua những khó khăn của năm 2022 - giai đoạn mới thoát ra khỏi ảnh hưởng của đại dịch - bắt đầu bước vào giai đoạn bật tăng trở lại sau đại dịch.
Năm 2023, hãng tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao về doanh thu nhờ vào việc mở cửa thị trường Trung Quốc và đưa vào khai thác các đường bay tới các thị trường quốc tế mới như Úc, châu Âu, cùng với các thị trường trọng tâm gồm Ấn Độ và Kazakhstan. Hãng cũng triển khai thành công chương trình khách hàng thân thiết Vietjet Skyjoy với nhiều tiện ích, ưu đãi cho khách hàng thân thiết, được dự báo tiềm năng thương mại lên đến hàng tỉ USD.
Vietjet cũng kỳ vọng khách du lịch quốc tế đang trở lại và tăng cao nhờ việc nới lỏng chính sách thị thực bao gồm áp dụng thị thực điện tử và tăng thời gian miễn thị thực cũng như đẩy mạnh khai thác các thị trường quốc tế giàu tiềm năng.
Xem thêm: mth.64943315111403202-2202-man-gnod-it-053-4-hcas-nagn-pog-gnod-gnuhn-ol-tejteiv/nv.ertiout