vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng lên kế hoạch kinh doanh 2023: Kẻ thận trọng, người táo bạo

2023-04-18 10:57

Ngày 11/4, 15 NHTM công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2023. Nhìn chung, hầu hết các NHTM đặt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với hạn mức tín dụng được cấp đầu năm bởi Ngân hàng Nhà nước (NHNN). 10/15 NHTM đặt tăng trưởng lợi nhuận trước thuế thấp hơn so với cùng kỳ, nhưng cũng có một số ngân hàng kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế mạnh mẽ cho năm 2023.

Hầu hết kế hoạch tăng trưởng tín dụng vượt hạn mức được cấp bởi NHNN

3 ngân hàng quốc doanh niêm yết (BID, CTG, VCB) đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong khoảng 10 - 13% cho năm 2023, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% của NHNN.

Thông tư 26 hiệu lực vào cuối năm 2022 đã hạ tỷ lệ LDR (đo lường rủi ro thanh khoản của ngân hàng) của cả BID và CTG, giúp cải thiện tăng trưởng tín dụng cho 2 ngân hàng này. Trong khi ACB cẩn trọng đặt mục tiêu 10% tăng trưởng tín dụng, VPB, VIB và HDB đặt mức tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ lần lượt là 33%, 25%, 24% cho năm 2023.

Với VPB, VNDirect cho rằng thương vụ phát hành riêng lẻ 15% gần đây với SMBC sẽ cải thiện CAR (hệ số an toàn vốn) của ngân hàng, thúc đẩy tăng tín dụng. HDB vẫn còn dư địa để đạt mức tăng tín dụng cao hơn so với các ngân hàng cùng quy mô nhờ tham gia tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém, CAR đạt 13,4% tại cuối năm 2022.

Trong khi đó, VIB với chiến lược tập trung vào cho vay bán lẻ tự tin vào kế hoạch tín dụng năm nay. Nhìn chung, hầu hết các NHTM đều đặt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với hạn mức ban đầu được cấp bởi NHNN.

Kế hoạch kinh doanh cẩn trọng trước những khó khăn hiện tại

Cân nhắc đến các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và tăng nợ xấu, 10/15 NHTM đã đặt tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm 2022. 3 ngân hàng quốc doanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trong khoảng 10 - 15% so với cùng kỳ.

Các NHTM khác cũng đặt mục tiêu từ 10 - 17% tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2023 dù năm trước có thể đạt mức 30 - 40%.

TCB là ngân hàng duy nhất lên kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận âm cho năm 2023 (giảm 14% so với cùng kỳ) khi ngân hàng phải đối mặt với một loạt các khó khăn đến từ tỷ trọng tín dụng cao liên quan tới nhóm ngành bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, CASA (tiền gửi không kỳ hạn) sụt giảm mạnh do khách hàng chuyển sang gửi tiền gửi kỳ hạn dài hưởng lãi suất cao và hạ tín nhiệm từ Moody.

Một số ngân hàng đặt kế hoạch tăng trưởng 2023 mạnh mẽ

Đáng chú ý có VPB với mục tiêu tín dụng đạt 636 nghìn tỷ đồng (tăng 33% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 2023 đạt 24 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ hoặc tăng 53% so với cùng kỳ nếu loại khoản thu nhập bất thường từ phí trả trước bảo hiểm trong 2022), lần lượt cao hơn 10%, 14% so với dự phóng của VNDirect.

VNDirect cho rằng cả hai kế hoạch này đều khá tham vọng xét trong bối cảnh nhu cầu còn yếu và tỷ trọng tín dụng cao với nhóm bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng. STB là một trong số những cái tên nổi bật trong ngành, với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao bất kể những khó khăn hiện tại (ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9,5 nghìn tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ).

NIM (Tỷ lệ thu nhập lãi thuần) của STB có thể cải thiện lên mức 4% do dự phòng sẽ không còn là áp lực lớn khi STB đã ghi nhận phần lớn dự phòng vào năm ngoái.

Tóm lại, kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2023 của những ngân hàng này cho thấy sự tự tin của ban lãnh đạo về triển vọng ngành ngân hàng, một tín hiệu tích cực trong bối cảnh hiện tại.

Kế hoạch tăng vốn, sáp nhập

Bất chấp tình hình thị trường khó khăn hiện tại, VCB công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 6,5% vốn điều lệ cho các nhà đầu tư tài chính trong năm 2023 để cải thiện CAR (hệ số an toàn vốn) 2 - 2,5%, giúp cải thiện hạn mức tăng trưởng tín dụng. MSB cũng trình Đại hội cổ đông 2023 kế hoạch sáp nhập với một ngân hàng thương mại khác trong năm nay.

Với tỷ trọng tín dụng cho vay bất động sản thấp (khoảng 25% tại cuối năm 2022) và chất lượng tài sản vững chắc, BIDV có thể đạt mục tiêu kinh doanh 2023 nhờ duy trì mức NIM năm 2022 và hạ chi phí tín dụng.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2023 đạt 26,1 nghìn tỷ (tăng 15% so với cùng kỳ) cao hơn mức dự phóng của VNDirect 4% và có vẻ lạc quan trong bối cảnh dòng tiền tại một số khách hàng lớn của MBB gặp khó khăn. Mục tiêu này thể hiện sự tự tin của ban lãnh đạo MBB về triển vọng ngân hàng trong năm tới.

Cả 2 mục tiêu (tín dụng và lợi nhuận trước thuế) khá là tham vọng trong bối cảnh môi trường vĩ mô còn yếu và tỷ trọng tín dụng cao liên quan đến nhóm bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp. Kỳ vọng những chính sách hỗ trợ gần đây và việc phát hành riêng lẻ 15% cho SMBC (kỳ vọng hoàn thành quý II/quý III năm nay) sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của VPB, thêm niềm tin ngân hàng có thể đạt được/vượt dự phóng hiện tại. Kế hoạch cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP cũng cho mức lợi suất hấp dẫn 4,8%.

CTG lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng 10 - 12% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế 23.753 tỷ đồng. Kế hoạch kinh doanh 2023 của CTG là hoàn toàn có thể đạt được với chất lượng tài sản vững chắc và tỷ lệ LLR (tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay) ở mức cao.

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của ACB chậm hơn so với cùng kỳ có thể do mục tiêu tăng trưởng tín dụng khiêm tốn 10%, NIM giảm 20 điểm cơ bản và không còn khoản hoàn nhập dự phòng như năm ngoái.

Bất kể khó khăn hiện tại của thị trường vĩ mô và ngành bất động sản, VIB khá tham vọng trong việc đặt mục tiêu tín dụng tăng trưởng và lợi nhuận trước thuế cho năm 2023. Cụ thể, VIB lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng 25% so với cùng kỳ, lợi nhuận trước thuế 12.200 tỷ đồng.

HDB cũng là một ngân hàng tham vọng khác với mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 29% so với cùng kỳ, thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng 24% so với cùng kỳ. Ngân hàng vẫn còn nhiều dư địa để đạt được mức tín dụng cao hơn so với các ngân hàng thương mại khác cùng quy mô trong năm nay nhờ tham gia tiếp nhận tổ chức tín dụng yếu kém, CAR đạt 13,4% tại cuối 2022.

TPB ước tính việc giảm tốc tăng trưởng lợi nhuận trước thuế trong năm 2022 từ tăng trưởng tín dụng khiêm tốn, NIM giảm nhẹ, và chi phí tín dụng tăng, phản ánh vào kế hoạch lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 11% so với cùng kỳ (từ mức 30% năm 2022).

STB là một trong số những cái tên nổi bật trong ngành, với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận cao bất kể những khó khăn hiện tại (ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9,5 nghìn tỷ, tăng 50% so với cùng kỳ). NIM của STB có thể cải thiện lên 4% (tương ứng với mức trước khi sáp nhập) trong khi dự phòng sẽ không còn là áp lực lớn khi STB đã ghi nhận phần lớn dự phòng vào năm ngoái (cụ thể là quý IV/2022 cho các khoản vay VAMC)

Sau nhiều năm nội chiến, EIB bắt đầu cho thấy một số tín hiệu tích cực trong công tác quản trị, dẫn đến bức tranh tăng trưởng lợi nhuận tốt hơn, nhờ giảm tỷ lệ chi phí/thu nhập và chi phí tín dụng so với cùng kỳ./.

Xem thêm: lmth.55981000042210202-3202-hnaod-hnik-hcaoh-ek-nel-gnah-nagn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng lên kế hoạch kinh doanh 2023: Kẻ thận trọng, người táo bạo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools