vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng: Sẽ có ưu đãi ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI

2023-04-22 16:30

Thuế tối thiểu toàn cầu là thỏa thuận các nước G7 đạt được vào tháng 6/2021 để chống các tập đoàn đa quốc gia né thuế, dự kiến áp dụng năm 2024. Mức tối thiểu được áp dụng là 15%, đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất từ 750 triệu euro (tương đương 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm liền kề gần nhất.

Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU sẽ đánh thuế vào năm sau. Tại Việt Nam, chính sách này đang được cân nhắc, và Phó thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ Tài chính tiếp tục đánh giá để xác định "Việt Nam nên hay không áp thuế này".

Tại hội nghị gặp các nhà đầu tư nước ngoài ngày 22/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ sẽ sớm đưa ra giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái các quy định, cam kết quốc tế, hài hoà lợi ích và bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các hỗ trợ này liên quan tới đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ, cải cách thủ tục hành chính, phát triển nhà ở xã hội, đào tạo nhân lực, hạ tầng. Việc này nhằm khuyến khích các dự án đầu tư hiện hữu và nhà đầu tư mới.

"Việt Nam sẽ đưa ra lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế, phù hợp tình hình đất nước", Thủ tướng nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước các nhà đầu tư nước ngoài, ngày 22/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước các nhà đầu tư nước ngoài, ngày 22/4. Ảnh: VGP

Nêu quan ngại trước đó, các doanh nghiệp nước ngoài muốn Việt Nam sớm đưa ra ưu đãi bổ sung, biện pháp đối phó với tình trạng xấu đi của môi trường đầu tư.

Ông Nitin Kapoor, đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đề nghị, Chính phủ nghiên cứu tác động của loại thuế này đến lợi ích của nhà đầu tư và môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

"Các giải pháp đưa ra phải bảo đảm đầu tư, bù đắp lợi ích cho doanh nghiệp trong trường hợp ưu đãi thuế được giảm hoặc hủy bỏ do tác động của thuế tối thiểu toàn cầu", ông lưu ý.

Ông Dominik Meichle, Tổng giám đốc Tập đoàn Bosch Việt Nam mong muốn Việt Nam tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định và có thể dự đoán được. Theo ông, Việt Nam tham gia và có thể áp thuế tối thiểu toàn cầu vào 2024, sẽ ảnh hưởng đến mức thuế ưu đãi của Chính phủ dành cho các nhà đầu tư, hiệu quả đầu tư và tính minh bạch của chính sách.

"Chính phủ cần đánh giá lại các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thay thế để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp tục duy trì sự hiện diện của mình sau khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu", ông đề nghị. Điều này sẽ giúp giữ chân doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn và sức cạnh tranh ngày càng cao trên toàn cầu.

Cũng lo ngại việc áp thuế này từ 2024 sẽ ảnh hưởng tới môi trường đầu tư Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Gabor Fluit nói Việt Nam cần có những bước đi táo bạo và quyết đoán hướng tới cải cách, đột phá để duy trì đà tăng trưởng.

"Chính phủ đưa ra các chính sách ưu đãi phù hợp, cạnh tranh để thu hút đầu tư. Hài hòa hóa thủ tục hành chính và chính sách thuế rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng thương mại trong khuôn khổ EVFTA", ông Gabor Fluit nói.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài, ngày 22/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài, ngày 22/4. Ảnh: VGP

Cải thiện môi trường đầu tư, giảm thủ tục hành chính, nhất là thủ tục phòng cháy chữa cháy cũng được doanh nghiệp FDI đề cập. Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) cho hay, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc việc tăng vốn đầu tư và đầu tư mới lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng, tài chính nếu môi trường đầu tư tiếp tục ổn định.

Đơn cử, Samsung rót thêm vốn để nâng tổng mức đầu tư vào Việt Nam lên 20 tỷ USD. Tập đoàn LG (LG Display, LG Innotek) đang mở rộng đầu tư để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về thiết bị điện tử và gia dụng.

Nhưng theo ông Hong Sun, doanh nghiệp Hàn Quốc mới vào đầu tư tại Việt Nam đang gặp khó khăn liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy...

Quyết định chọn Bắc Ninh làm nơi đặt nhà máy bán dẫn công nghệ cao tại Việt Nam, theo ông Kim Sung Hun, Tổng giám đốc Công ty Amkor Technology Việt Nam, địa phương này có môi trường tốt về cơ sở hạ tầng, giáo dục, cùng những điều kiện cần thiết về nhân sự và hỗ trợ tích cực của chính quyền.

Tuy vậy, để cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, ông Kim Sung Hun đề xuất các bộ ngành, địa phương giảm thủ tục hành chính về xây dựng, phòng cháy chữa cháy thông qua tăng thêm các cơ quan có quyền thẩm duyệt và lập hệ thống hỏi đáp trực tuyến.

"Cần nới lỏng các quy định khi kiểm duyệt, thẩm định phòng cháy chữa cháy với ngành nghề sử dụng công nghệ cao hoặc các mô hình kinh doanh đặc thù", ông kiến nghị.

Với các kiến nghị của nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin vừa qua các cơ quan đã khảo sát, lắng nghe ý kiến để giảm, giãn, miễn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất. Vài ngày tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ có giải pháp về khoanh nợ, giảm, giãn và gia hạn nợ cho doanh nghiệp.

"Khó khăn ở đâu thì tháo gỡ ở đó, vướng mắc cấp nào thì cấp đó giải quyết. Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm", Thủ tướng nói.

Ông khẳng định Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư cùng thắng, bởi "thành công của nhà đầu tư cũng là thành công của Việt Nam".

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương có giải pháp cụ thể, chủ động giải quyết những kiến nghị nhà đầu tư nêu ra "với trách nhiệm cao nhất, kịp thời, hiệu quả nhất". Chính phủ sẽ có cơ chế, kế hoạch kiểm tra việc thực hiện này.

Anh Minh

Xem thêm: lmth.5376954-idf-peihgn-hnaod-ohc-euht-iaogn-iad-uu-oc-es-gnout-uht/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng: Sẽ có ưu đãi ngoài thuế cho doanh nghiệp FDI”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools