Tuy nhiên, ngân hàng trung ương cũng cho biết cần cảnh giác với các rủi ro bất ngờ.
“Những diễn biến trong tương lai vẫn rất không chắc chắn do thị trường tài chính và thị trường vốn đang lo lắng. Mặc dù chất lượng danh mục cho vay trong nước và nước ngoài của các ngân hàng nhìn chung vẫn ở mức cao, nhưng một số khoản cho vay tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao”, BOJ cho biết.
Trước đó, một ký ức cay đắng đã hằn sâu trong các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vì ban đầu đã đánh giá thấp tác động của sự sụp đổ của ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ vào năm 2008 khi mô tả nó như một "con ong đốt". Cuối cùng, sự thất bại của Lehman Brothers đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà phân tích Nhật Bản đã nhìn nhận sự thất bại của hai ngân hàng Mỹ lần này có bản chất khác với cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, bắt nguồn từ các khoản vay thế chấp dưới chuẩn và gây ra khủng hoảng tín dụng.
Các vấn đề ngân hàng gần đây xảy ra trong bối cảnh Mỹ thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ sau nhiều năm thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.
BOJ cho biết: “Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính Nhật Bản, cần phải kiểm tra các rủi ro thu hẹp và quá nóng trong hệ thống tài chính và giải quyết các lỗ hổng tiềm ẩn một cách thích hợp”.
Hôm thứ Sáu (21/4), Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki đã kêu gọi cần phải đánh giá về các quy định của ngành tài chính do tác động của mạng xã hội trong việc lan truyền nỗi lo tín dụng, làm tăng nguy cơ kích hoạt hoạt động rút tiền của ngân hàng.
Bộ trưởng cũng tiết lộ rằng khoảng 140 tỷ yên (1,05 tỷ USD) trái phiếu AT1 của Credit Suisse đã được bán cho các nhà đầu tư giàu có trong nước ở Nhật Bản.
“Các thị trường tài chính cơ bản đã bình tĩnh trở lại. Thật đáng tiếc khi một số nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Với việc bị mất tiền bởi đầu tư trái phiếu, điều quan trọng đối với các công ty môi giới đã bán sản phẩm là phản hồi khách hàng một cách thân thiện”, Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki cho biết.