vĐồng tin tức tài chính 365

Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí d

2023-04-24 03:14
Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí do - Ảnh 1.

Chưa thể rút khỏi Nga

Theo New York Times, sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ, một loạt các công ty phương Tây tuyên bố sẽ nhanh chóng rút khỏi Nga - một thị trường quan trọng trên thế giới. McDonald đã dỡ bỏ những mái vòm vàng của cửa hiệu sau 32 năm. Gã khổng lồ dầu mỏ BP đã chuyển sang thoái vốn các khoản đầu tư khổng lồ ở Nga. Nhà sản xuất ô tô Pháp Renault đã bán các nhà máy với số tiền tượng trưng là một rúp.

Nhưng một năm sau những tuyên bố này, hàng trăm doanh nghiệp phương Tây vẫn ở Nga, bao gồm cả các công ty hàng đầu và hạng trung từ châu Âu và Mỹ. Họ vẫn đang kinh doanh bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và các chiến dịch tẩy chay khác.

Một số công ty, đối mặt với cáo buộc rằng đang gián tiếp hỗ trợ tài chính cho Nga, nói rằng họ ở lại vì khách hàng cần họ . Trong số đó có Auchan, một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất của Pháp, vẫn mở 230 cửa hàng ở Nga và cho biết họ có ý định tiếp tục ở lại.

Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí do - Ảnh 2.

Nhà bán lẻ này đã làm tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky "phiền lòng" và gần đây phải đối mặt với những lời kêu gọi tẩy chay mới sau khi có báo cáo rằng công ty con của Auchan tại Nga đã quyên góp thực phẩm cho quân đội nước này.

Auchan đã phủ nhận những cáo buộc đó, nhưng không đề cập tới việc ở lại Nga và Ukraine. Hãng cho biết việc ở lại là để "đáp ứng nhu cầu thực phẩm thiết yếu của dân thường."

Người phát ngôn của hãng là Antoine Pernod cho biết: “Công việc kinh doanh của chúng tôi là cung cấp thực phẩm cho người dân và gần gũi với người dân. Bởi vì một ngày nào đó, hòa bình sẽ đến, và điều quan trọng là chúng tôi vẫn ở bên cạnh họ."

Các công ty khác đã thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga, hoặc việc rút lui của họ - được công bố vào mùa xuân năm ngoái - đã bị hoãn vô thời hạn.

Gã khổng lồ dược phẩm Pfizer đã ngừng đầu tư vào Nga nhưng vẫn tiếp tục bán một số sản phẩm hạn chế, với lợi nhuận được gửi đến các nhóm nhân đạo Ukraine. Carlsberg, nhà sản xuất bia lớn thứ ba thế giới, đang cố gắng tìm công ty mua lại các nhà máy bia ở Nga của hãng. Tuy nhiên, Carlsberg muốn có điều khoản rằng hãng sẽ có thể mua lại các nhà máy này khi xung đột kết thúc.

Đối với nhiều công ty, việc rời khỏi Nga phức tạp hơn dự kiến do bị "trói buộc" bởi một số điều luật.

Các giám đốc công ty phương Tây thường nói rằng họ có trách nhiệm với các cổ đông trong việc tìm kiếm bên mua lại để đảm bảo giá trị cho số tài sản trị giá hàng tỉ USD, thay vì giao chúng cho Nga. Những lo ngại như vậy đã khiến gã khổng lồ thuốc lá Philip Morris tuyên bố rằng họ có thể sẽ không bao giờ bán doanh nghiệp ở Nga, bất chấp mọi nỗ lực để làm như vậy.

Nga vẫn là thị trường quan trọng

Những doanh nghiệp khác thì lại không muốn mạo hiểm nhường thị phần cho các công ty từ Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ hoặc Mỹ Latinh, những quốc gia không trừng phạt Nga, và đang để mắt đến tài sản và cổ phần do các công ty phương Tây rời đi để lại.

Olivier Attias, luật sư tại August Debouzy, một công ty luật ở Paris chuyên tư vấn cho các công ty lớn của Pháp có hoạt động tại Nga, cho biết: "Nga là một thị trường lớn đối với nhiều công ty. Đưa ra quyết định ra đi rất khó khăn và quá trình ra đi cũng khó khăn."

Dữ liệu do Yale tổng hợp cho thấy trong số gần 1.600 công ty ở Nga trước xung đột, hơn một phần tư vẫn tiếp tục hoạt động với năng suất cao nhất ở đó, và một số chỉ hoãn các khoản đầu tư đã lên kế hoạch. Trong một cuộc khảo sát với số lượng công ty nhiều gấp đôi, do Trường Kinh tế Kiev thực hiện, tỷ lệ đó là gần 50%.

Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí do - Ảnh 3.

Nhưng một nghiên cứu khác cho thấy chỉ có dưới 9% trong số khoảng 1.400 công ty từ Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Anh và Canada đã thoái vốn khỏi công ty con ở Nga kể từ sau xung đột. Những công ty này chỉ chiếm một phần nhỏ trong dấu ấn kinh doanh của phương Tây tại Nga.

Dimitri Lavrov, chuyên gia cấp cao tại Nexlaw - một công ty luật ở Geneva tư vấn cho các công ty đa quốc gia ở Nga, cho biết bất chấp những thông điệp cứng rắn, Nga cũng tỏ ra lo ngại về các tác động kinh tế từ các lệnh trừng phạt, đồng thời không muốn các nhà đầu tư phương Tây rời đi.

Ông Lavrov cho biết thêm một dự thảo luật đang lưu hành tại hạ viện Nga sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài "bảo toàn tài sản và sự hiện diện thực tế của hoạt động kinh doanh tại quốc gia này, đồng thời có khả năng quay trở lại Nga trong trường hợp buộc phải rút lui".

Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí do - Ảnh 4.

Các công ty đã cam kết rời đi nói rằng việc thay đổi các chính sách ở Nga đã cản trở kế hoạch của họ.

Ngay sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga đã thắt chặt một số điều khoản. Các công ty nước ngoài chỉ có thể bán tài sản khi có sự chấp thuận của Bộ Tài chính Nga, quá trình này có thể mất từ 6 đến 12 tháng. Các tập đoàn từ các lĩnh vực "chiến lược", bao gồm dầu mỏ và ngân hàng, cần sự chấp thuận của Tổng thống Vladimir Putin.

BP đã gây chú ý bằng cách cam kết rút gần 20% cổ phần của mình trong Rosneft, công ty dầu mỏ do nhà nước Nga kiểm soát, một quyết định dẫn đến khoản thay đổi 24 tỷ USD trên sổ sách. Nhưng một năm sau, công ty vẫn chưa từ bỏ cổ phần của mình và cho rằng đang gặp nhiều trở ngại về thủ tục.

Các công ty khác đang cố gắng để ngỏ khả năng quay trở lại. Carlsberg đang đặt mục tiêu dừng các hoạt động tại Nga vào giữa năm 2023. Nhưng giám đốc điều hành của nhà sản xuất bia, Cees ‘t Hart, cho biết Carlsberg đang xây dựng điều khoản được mua lại nhà máy để tạo cơ hội trở lại thị trường Nga sau này.

Đối với Renault, việc bán các nhà máy của họ vào mùa hè năm ngoái cho một doanh nghiệp nhà nước của Nga bao gồm một điều khoản quan trọng cho phép nhà sản xuất ô tô này quay trở lại dây chuyền lắp ráp hiện đại của hãng sau sáu năm. Công ty cho biết họ sẽ phải chịu thiệt hại tài chính 2,2 tỷ Euro nếu rời khỏi Nga.

Xem thêm: nhc.721137591324032881-od-il-tom-iv-ihc-nah-ioht-ov-naoh-iul-tur-hcaoh-ek-agn-o-urt-mab-nav-yat-gnouhp-yt-gnoc-mart-gnah-tahp-gnurt-pahc-tab/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bất chấp trừng phạt, hàng trăm công ty phương Tây vẫn "bám trụ" ở Nga: Kế hoạch rút lui hoãn vô thời hạn chỉ vì một lí d”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools