Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của bạn đọc về việc nghỉ lễ.
Nghỉ lễ là để người dân dành thời gian tưởng niệm hoặc thực hiện các nghi thức khác liên quan đến sự kiện.
Ví dụ ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương là để người dân luôn nhớ rằng chúng ta có Quốc Tổ là Vua Hùng. Ngoài ra, nghỉ lễ còn có tác dụng giáo dục.
Nếu các em nhỏ được nghỉ học ngày giỗ Tổ Hùng Vương thì sẽ hình thành ý thức rằng người Việt Nam là con cháu các Vua Hùng.
Các ngày lễ khác cũng tương tự như thế. Ngày Quốc khánh 2-9 là ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; ngày 30-4 là ngày thống nhất đất nước. Nói chung mỗi ngày lễ có một ý nghĩa riêng biệt cần được tôn trọng.
Nhưng có ý kiến đề xuất "Nên hoán đổi ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) nhằm ngày 18-4 dương lịch. Lấy ngày đó nghỉ qua ngày thứ hai (29-4) như vậy người lao động sẽ nghỉ một lúc 5 ngày".
Chúng ta gộp một số ngày lễ lại với nhau để được nghỉ dài và kích cầu tiêu dùng, làm như vậy vô tình đánh mất đi ý nghĩa của các ngày lễ.
Nên nhớ rằng quy định nghỉ lễ hoàn toàn không liên quan đến kích cầu tiêu dùng. Vì vậy việc dồn ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương vào dịp nghỉ lễ 30-4 là không nên.
Phải tôn trọng quy định về các ngày lễ để ý nghĩa được toàn vẹn.
Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì? Bạn có đồng ý nghỉ 5 ngày dịp lễ 30-4 và 1-5?
Mời bạn bày tỏ quan điểm của mình qua thăm dò dưới đây. Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... của bạn, chúng tôi sẽ chọn lọc đăng tải trong phần bình luận dưới bài viết. Trân trọng!
Thăm dò ý kiến
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về việc người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Ý bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Theo thăm dò trên Tuổi Trẻ Online, đã có đến 86,2% bạn đọc ủng hộ nghỉ 5 ngày dịp lễ 30-4 và 1-5, trong khi chỉ có 13,6% cho rằng nên nghỉ 2 ngày theo quy định, còn lại là ý kiến khác. Vì sao đa số chọn phương án nghỉ 5 ngày?