vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam đừng làm phim buồn khổ để lấy nước mắt nữa, khán giả sẽ phát ngán

2024-04-08 14:31
Nhà sản xuất Raymond Phathanavirangoon (thứ hai từ phải sang) trò chuyện trong một phiên thảo luận ở HIFF sáng 8-4 - Ảnh: T.T.D.

Nhà sản xuất Raymond Phathanavirangoon (thứ hai từ phải sang) trò chuyện trong một phiên thảo luận ở HIFF sáng 8-4 - Ảnh: T.T.D.

Sáng 8-4, Hội nghị lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á diễn ra trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM (HIFF) 2024 với chủ đề Tương lai điện ảnh Đông Nam Á.

Các nhà sản xuất, nhà tổ chức liên hoan phim từ các quốc gia Đông Nam Á và phương Tây cùng bàn luận về tiềm năng của điện ảnh Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng.

Đừng làm phim mua nước mắt người xem nữa

Trong phiên thảo luận về cách bồi dưỡng các nhân tài mới cho điện ảnh, ông Raymond Phathanavirangoon - nhà sản xuất phim, cựu thủ tịch SEAFIC (South East Asia Fiction Film Lab, một chương trình đào tạo mới dành cho các nhà làm phim Đông Nam Á) - nhận định:

"Điện ảnh Việt Nam có nhiều nhân tài nhưng vấn đề của Việt Nam, tôi nói thẳng nhé, là không duy trì được.

Các phim thương mại cứ chiếu đi chiếu lại những chủ đề buồn khổ để lấy nước mắt khán giả, đến một lúc nào đó khán giả sẽ phát chán với những loại phim lấy nước mắt.

Thái Lan từng đi vào vết xe đổ này. Đừng tập trung làm phim mua nước mắt người xem nữa, đó là điều rất tệ".

Nhà sản xuất (chuyên hoạt động ở thị trường Thái Lan, được biết đến với các phim như Thirteen Lives, Apprentice, Sát thủ đầu đạn) không nhắc đến phim Việt cụ thể nào.

Anderson Lê - đạo diễn chương trình ở HIFF và từng là đạo diễn nghệ thuật của Liên hoan phim Hawaii - đáp: "Tôi đồng ý với anh vì góc nhìn của anh là góc nhìn vĩ mô".

Trên thực tế, hiện nay các phim thương mại ăn khách của Việt Nam khai thác những chủ đề không quá đa dạng nhưng không phải tất cả đều nhằm lấy nước mắt khán giả.

Nước mắt của Mai trong phim Mai - Ảnh: Cắt từ trailer

Nước mắt của Mai trong phim Mai - Ảnh: Cắt từ trailer

Có những bộ phim tâm lý xã hội khai thác bi kịch, mâu thuẫn gia đình hoặc bằng hữu như Mai, Bố già, Nhà bà Nữ, Con Nhót mót chồng, Lật mặt 6: Tấm vé định mệnh...

Nhưng cũng có những phim kinh dị khai thác nhiều đề tài khác nhau như Quỷ cẩu, Kẻ ăn hồn; phim thiên về tình cảm lãng mạn như Mắt biếc, Người vợ cuối cùng, Em và Trịnh...

Có những phim hài, hành động như Siêu lừa gặp siêu lầy, Lật mặt 5: 48h, Chìa khóa trăm tỉ...

Liên hoan phim quốc tế TP.HCM hội tụ nhiều nhân tài

Các diễn giả đều đồng tình rằng khá nhiều nhân tài và cả những tài năng mới chưa được phát hiện của điện ảnh Đông Nam Á đang hội tụ về TP.HCM để tham gia các hoạt động trong khuôn khổ HIFF.

Chúng ta có thể tự tin rằng trong khu vực có đội ngũ nhân tài lớn, còn rất nhiều tiềm năng để đưa điện ảnh trong khu vực vươn xa.

Các đại biểu trao đổi sau phiên thảo luận 1 trong hội nghị lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á - Ảnh: T.T.D.

Các đại biểu trao đổi sau phiên thảo luận 1 trong hội nghị lãnh đạo điện ảnh Đông Nam Á - Ảnh: T.T.D.

Trong sáng 8-4, các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia đã tham gia thảo luận những chủ đề như: Xây dựng hệ sinh thái phim bền vững ở Đông Nam Á, Bồi dưỡng tài năng mới và Tương lai của nguồn tài trợ phim ở Đông Nam Á.

Các chuyên gia từ trong khu vực như Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan đến các nước như Hàn Quốc, Pháp, Mỹ... cùng đóng góp ý kiến.

Bolero, bản ca vũ khai mạc HIFF nhận hưởng ứng nhiệt liệt từ người xemBolero, bản ca vũ khai mạc HIFF nhận hưởng ứng nhiệt liệt từ người xem

Những ngày đầu khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM, khán giả yêu phim đã được thưởng thức bộ phim về nhạc cổ điển mang tên Bolero và giao lưu trực tiếp với nữ đạo diễn Anne Fontaine cùng nam chính Raphaël Personnaz.

Xem thêm: mth.64821731180404202-nagn-tahp-es-aig-nahk-aun-tam-coun-yal-ed-ohk-noub-mihp-mal-gnud-man-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam đừng làm phim buồn khổ để lấy nước mắt nữa, khán giả sẽ phát ngán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools