vĐồng tin tức tài chính 365

Tổng thống Joe Biden đề xuất đầu tư 2.300 tỉ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng

2021-04-01 18:42

Tổng thống Joe Biden đề xuất đầu tư 2.300 tỉ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng

Chánh Tài

(KTSG Online) 0 Hôm 31-3, Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trị giá 2.300 tỉ đô la Mỹ nhằm sửa chữa cầu cống, đường xá, mở rộng sự tiếp cận internet băng thông rộng, tăng ngân sách cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất...Nguồn ngân sách cho kế hoạch này sẽ đến từ việc tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp và giới nhà giàu.

Kế hoạch chi tiêu hạ tầng của Tổng thống Joe Biden sẽ hiện đại hóa 32.000 km đường xá, sửa chữa 10.000 cầu cống, xây dựng 500.000 trạm sạc xe điện trên toàn nước Mỹ. Ảnh: Reuters

Chương trình chi tiêu tạo việc làm lớn nhất kể từ Thế chiến thứ 2

Thuyết trình về kế hoạch chi tiêu trên trong bài phát biểu ở TP. Pittsburgh, bang Pennsylvania hôm 31-3, Tổng thống Biden nói: “Kế hoạch này xây dựng một nền kinh tế công bằng, tạo ra cho mọi người cơ hội thành công. Nó sẽ tạo ra một nền kinh tế sáng tạo, năng động và mạnh mẽ nhất trên thế giới. Đây là khoản đầu tư chỉ có một lần trong một thế hệ ở Mỹ, không giống như bất cứ điều gì mà chúng ta đã chứng kiến hay đã làm kể từ khi chúng ta xây dựng hệ thống cao tốc liên bang và chạy đua chinh phục vũ trụ cách đây nhiều thập kỷ. Trên thực tế, đây là chương trình chi tiêu tạo việc làm lớn nhất của Mỹ kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ 2”.

Kế hoạch chi tiêu hạ tầng mà Tổng thống Biden đề xuất sẽ phân bổ 621 tỉ đô la để hiện đại hóa hạ tầng giao thông, 400 tỉ đô để xây dựng cơ sở chăm sóc người già và người khuyết tật, 580 tỉ đô la để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất và hoạt động R&D, 213 tỉ đô la để tu sửa và xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp, 100 tỉ đô la để mở rộng mạng lưới internet băng thông rộng.

Chương trình chi tiêu cho hạ tầng giao thông sẽ hiện đại hóa 32.000 km đường xá, sửa chữa 10.000 cầu cống, xây dựng 500.000 trạm sạc xe điện trên toàn nước Mỹ.

Tổng thống Biden nhấn mạnh kế hoạch chi tiêu hạ tầng trên sẽ đảo ngược một nền kinh tế bị bóp méo và bất công, mang lại lợi ích cho những người dân lao động vất vả, thay vì giới kinh doanh giàu có ở Phố Wall.

Ông cho rằng đại dịch Covid-19 đã làm lộ rõ những bất công bằng ở nước Mỹ. “Đã đến lúc xây dựng nền kinh tế của chúng ta từ dưới lên và từ giữa lên, chứ không phải từ trên xuống”, ông nói.

Ông chỉ ra rằng Amazon là một trong 91 doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500 (500 công ty lớn nhất nước Mỹ do tạp chí Fortune bầu chọn) đã sử dụng các lỗ hổng khác nhau để không trả một xu nào cho hệ thống thuế liên bang.

Các cố vấn của tổng thống Mỹ cho rằng đại dịch Covid-19 đã giúp thay đổi thái độ của người Mỹ đối với vai trò mà chính phủ trong cuộc sống của họ, tạo ra không gian chính trị để thúc đẩy những chương trình đầu tư khổng lồ có thể tái định hình nền kinh tế nước Mỹ.

Kế chi tiêu hạ tầng sẽ tiêu tốn gần 2.300 tỉ đô la trong 8 năm tới và nguồn ngân sách này sẽ được trang trải trong 15 năm tới bằng cách tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 21% lên 28% cũng như tăng mức thuế tối thiểu đối với thu nhập từ nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ từ mức 10,5% lên 21%.

Ngoài ra, ông Biden cũng đề xuất tăng thuế thu nhập đối với những người Mỹ có thu nhập hơn 400.000 đô la mỗi năm.

Phe Cộng hòa và giới doanh nghiệp phản đối

Sau khi kế hoạch chi tiêu hạ tầng được công bố, Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ sẽ khởi động cuộc đàm phán dự kiến kéo dài nhiều tháng.Kế hoạch này sẽ vấp phải nhiều thách thức bao gồm sự phản đối của đảng Cộng hòa đối với việc tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, bất đồng giữa các thành viên đảng Dân chủ về cách tìm nguồn ngân sách cho gói chi tiêu và mối lo ngại của các thành viên cấp tiến của phe Dân chủ cho rằng kế hoạch chưa đủ tham vọng.

Đề xuất tăng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ đảo ngược một đạo luật giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% về 21% mà ông Donald Trump, người tiền nhiệm của Tổng thống Biden thông qua vào năm 2017. Giới kinh doanh cảnh báo điều này sẽ không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư.

“Các nhà hoạch định chính sách phải tránh tạo ra các rào cản mới đối với tăng trưởng việc làm và kinh tế, đặc biệt là trong tiến trình phục hồi kinh tế”, Joshua Bolten, Chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận Bàn tròn doanh nghiệp, có trụ sở ở Washington, nói.

Trong khi đó, các nghị sĩ Dân chủ cho rằng luật thuế năm 2017 đã cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quá sâu và có một số điều khoản khuyến khích doanh nghiệp Mỹ đưa lợi nhuận và hoạt động ra nước ngoài. Các quan chức Nhà Trắng nhận định kế hoạch tăng thuế thu nhập ở nước ngoài của các doanh nghiệp Mỹ sẽ hạn chế tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, đặc biệt là những “thiên đường thuế” (những nơi không đánh thuế hoặc đánh thuế doanh nghiệp ở mức rất thấp).

Trong những năm gần đây, phê Dân chủ và phe Cộng hòa đấu tranh gay gắt khi thảo luận kế hoạch chi tiêu chi tiêu lớn cho hạ tầng. Họ bất đồng về mức chi tiêu và cách để tài trợ nó. Phe Cộng hòa đặc biệt phản đối bất cứ đề xuất nào đảo ngược luật giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được thông qua vào năm 2017.

Một số cố vấn của ông Biden và các nghị sĩ phe Dân chủ đang xam xét thúc đẩy kế hoạch chi tiêu hạ tầng mà không cần sự ủng hộ của phe Cộng hòa như cách mà họ đã làm với gói cứu trợ kinh tế 1.900 tỉ đô la, vốn đòi hỏi gần như tất cả nghị sĩ đảng Dân chủ phải đồng thuận. Phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện với 219 ghế so với 211 ghế của phe Cộng hòa, do vậy, họ chỉ được phép mất tối đa 3 phiếu nếu tất cả nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối đạo luật về kế hoạch chi tiêu hạ tầng.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.-gnat-ah-os-oc-neirt-tahp-ed-al-od-it-0032-ut-uad-taux-ed-nedib-eoj-gnoht-gnot/090513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tổng thống Joe Biden đề xuất đầu tư 2.300 tỉ đô la để phát triển cơ sở hạ tầng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools