Người dân tại khu vực Bogota, Colombia, được tiêm chủng hôm 9-3 - Ảnh: REUTERS
Hiện tại, các quốc gia trên thế giới có tỉ lệ tiêm chủng và mức tăng trưởng kinh tế không đồng đều.
Trong báo cáo công bố hôm 5-4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) gia hạn việc hoãn trả nợ cho các nước khó khăn đến cuối năm nay. Lý do được đưa ra là các quốc gia đang phát triển đang cần nguồn tiền lớn để phục vụ nhu cầu thanh khoản, cũng như giải quyết các khoản nợ xấu còn tồn đọng.
Tuy nhiên, ngoài biện pháp trên, IMF và WB chỉ ra rằng vẫn cần thêm nguồn lực để giải quyết vấn đề này.
Điển hình, để ngăn chặn COVID-19 lây lan châu Phi một cách hiệu quả, WB ước tính cần khoảng 12 tỉ USD để triển khai chương trình tiêm chủng. Vấn đề nằm ở chỗ khoản tiền này đã gần bằng tổng số tiền 45 quốc gia nghèo nhất cần phải trả cho Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DSSI) của G20.
Hồi đầu tháng 4, Bộ Tài chính Mỹ thông báo đang cùng IMF bàn bạc về kế hoạch tái phân bổ 650 tỉ USD thông qua SDR để hỗ trợ các nước chịu tác động nặng nhất từ COVID-19.
Giữa bối cảnh đó, giới quan sát kỳ vọng các bộ trưởng tài chính của nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) sẽ ủng hộ kế hoạch này.
Theo báo cáo do Quỹ Rockefeller (Mỹ) công bố ngày 6-4, các nước giàu có thể huy động SDR của họ để nhanh chóng lấp đầy khoảng cách này và giúp nhiều người trên thế giới được tiêm vắc xin hơn, ngăn chặn các biến thể virus lây lan toàn cầu.
Điểm sáng của phương án này còn nằm ở chỗ các nước giàu sẽ không tốn thêm khoản chi phí phát sinh nào khác.
Báo cáo của Quỹ Rockefeller chỉ ra tính tới cuối tháng 3-2021, các nước có thu nhập cao và trung bình cao đang chiếm 86% lượng vắc xin COVID-19 đã được tiêm chủng trên toàn cầu. Quỹ Rockefeller cho rằng những nền kinh tế phát triển cần tái phân bổ ít nhất 100 tỉ USD thông qua SDR để đầu tư cho hoạt động tiêm chủng cùng các biện pháp cần thiết khác, hỗ trợ cho các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Các nước đóng góp có thể chuyển SDR của họ cho Quỹ Tín dụng tăng trưởng và giảm đói nghèo (PRGT) của IMF, cũng như 16 tổ chức có thẩm quyền tương tự, ví dụ như WB. PRTG đang hỗ trợ vay cho 63 quốc gia thu nhập thấp.
Bằng cách này, các nước khó khăn có thể tiếp cận được hỗ trợ hiệu quả hơn thông qua các chương trình cho vay lãi suất thấp hoặc không lãi suất của những tổ chức trên.
Ngoài ra, một lựa chọn khác là các tổ chức có thẩm quyền sử dụng SDR được phân bổ lại cho việc phát hành trái phiếu dành riêng cho mục đích đối phó với đại dịch và tiêm chủng.
SDR là một dạng tiền dự trữ quốc tế do IMF tạo ra, có vai trò bổ sung cho dự trữ tiền có của các quốc gia thành viên. SDR được tạo ra để trở thành bộ phận chính của dự trữ quốc tế, còn vàng và các tiền tệ dự trữ chỉ là phần bổ sung nhỏ cho dự trữ quốc tế.
IMF sử dụng SDR cho mục đích kế toán nội bộ. SDR được IMF phân bổ cho các quốc gia thành viên và được bảo đảm bởi sự tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn của các nước thành viên.
TTO - Chỉ số chứng khoán CSI 300 Index của Trung Quốc giảm 15% kể từ khi đạt mức kỷ lục trong vòng 13 năm hồi tháng 2-2021. Giới quan sát lo lắng khôi phục kinh tế của Trung Quốc sẽ khó khăn hơn khi mất đi các gói hỗ trợ trong đại dịch.
Xem thêm: mth.54415450160401202-hcid-gnohc-oehgn-coun-ort-oh-dsu-it-056-ob-nahp-iat-eht-oc-02g/nv.ertiout