vĐồng tin tức tài chính 365

IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1980

2021-04-07 10:14

IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1980

Chánh Tài

(KTSG Online) - Gói kích thích tài khóa mới trị giá 1.900 tỉ đô la của Mỹ cùng các chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 trên khắp thế giới giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tự tin hơn về cú bật dậy mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Kinh tế toàn cầu được IMF dự báo tăng 6,4% trong năm 2021. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới

Trong báo cáo cập nhật công bố hôm 6-4, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 6% trong năm 2021, cao hơn mức dự báo 5,5% mà tổ chức này đưa ra hồi tháng 1. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 1980. Theo IMF, sang năm 2022, mức tăng trưởng của thế giới sẽ là 4,4%, cao hơn mức dự báo 4,2% đưa ra đầu năm.

IMF dự báo giá trị thương mại toàn cầu sẽ tăng 8,5% trong năm nay và 6,5% vào năm tới sau khi suy giảm 9,6% trong năm 2020.

IMF cho biết các chính phủ trên toàn cầu đã bơm 16.000 tỉ đô la vào nền kinh tế để giảm nhẹ tác động của đại dich Covid-19.

Theo IMF, nếu không có sự phản ứng chính sách chưa có tiền lệ này, nền kinh tế toàn cầu sẽ suy giảm 10% vào năm ngoái, thay vì chỉ 3,3%

Đối với các nền kinh tế phát triển, IMF ước tính mức tăng trưởng của họ trong năm nay khoảng 5,1%, với Mỹ là nước có mức tăng trưởng cao nhất, 6,4%. Nền kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (euzozone) sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm nay.

Các nền kinh tế phát triển và mới nổi cũng sẽ tăng trưởng 6,7%, trong khi đó, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản sẽ đạt lần lượt đạt 8,3% và 3,3%. Riêng nền kinh tế Ấn Độ sẽ tăng trưởng đến 12,5%. Tất cả dự báo mới này đều cao hơn so với dự báo đưa ra hồi đầu năm của IMF.

Tuy nhiên, IMF cảnh báo những thách thức bao gồm sự chênh lệch về tốc đô triển khai tiêm vaccine Covid-19 và tốc độ phục hồi kinh tế trên toàn cầu cũng như tổn thương kinh tế dai dẳng từ cuộc khủng hoảng Covid-19.

Gita Gopinath, nhà kinh tế trưởng IMF, nhận định: “Dù tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn rất bất ổn, lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng sức khỏe và kinh tế này ngày càng hiện rõ”.

Ông cho biết tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở mỗi nước có thể sẽ tăng lên vì nhóm lao động trẻ và lao động có kỹ năng thấp vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, không chỉ ở các nền kinh tế phát triển và cả những nền kinh tế đang phát triển và mới nổi. “Nếu không có thêm các nỗ lực giúp tất cả mọi người dân tiếp cận cơ hội công bằng, chênh lệch mức sống ở các nước có thể nới rộng đáng kể và xu hướng giảm nghèo trên toàn cầu kéo dài nhiều thập kỷ qua có thể đảo ngược”, Gopinath nói.

IMF kêu gọi các chính phủ tiếp tục tập trung các nỗ lực thoát khỏi khủng hoảng bằng cách duy trì sự hỗ trợ tài khóa, bao gồm các khoản chi tiêu dành cho hệ thống y tế. IMF cho rằng các nhà hoach chính sách cần hạn chế tổn thương kinh tế trong dài hạn do tác động của đại dịch và tăng đầu tư công. IMF cũng kêu gọi các nước giàu giúp các nước ngoài chống dịch Covid-19.

IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 6% trong năm 2021 và 4,4% vào năm 2022. Ảnh: Bloomberg

Mỹ phục hồi nổi trội nhất trong số các nền kinh tế phát triển

Dự báo mới nhất của IMF cho thấy nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi vững chắc trong năm 2021, trái ngược với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới, những nơi có thể mất nhiều thời gian hơn để quay trở lại mức GDP trước đại dịch. Với mức tăng trưởng được dự báo 6,4% và 3,6% trong năm nay và năm sau, Mỹ sẽ nước duy nhất trong số các nền kinh tế phát triển có mức GDP trong năm 2022 vượt qua mức GDP trước đại dịch.

Trong khi đó, nhiều nền kinh tế phát triển khác sẽ chưa lấy lại mức GDP trước đại dịch cho đến cuối năm 2022. Đến năm 2023, các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi có thể phục hồi hoàn toàn từ cuộc khủng hoảng Covid-19. Tuần trước, IMF cho biết quy mô của nền kinh tế thế giới vào năm 2024 sẽ thấp hơn 3% so với trước đại dịch

IMF dự báo tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm từ mức 8,1% trong năm 2020 về mức 5,8% trong năm nay và tiếp tục rơi về mức 4,1% trong năm tới. Hồi tháng 2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet Yelle nói rằng kỳ vọng thị trường việc làm của Mỹ sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2022.

Tổ chức này đưa ra đánh giá tích cực đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới vì kỳ vọng tác động kích thích của gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỉ đô la mà Tổng thống Joe Biden ký thông qua hồi tháng trước. Gói cứu trợ này cũng sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực đối với các đối tác thương mại của Mỹ.

Theo IMF, các nước nghèo và mới nổi chịu tổn thương lớn hơn so với các nước giàu trong cuộc khủng hoảng hiện nay, trái ngược với cuộc khủng hoảng tài chính toàn năm vào  2009 khi các nền kinh tế phát triển bị tác động lớn hơn.

IMF dự báo mất mát thu nhập trên đầu người của người dân ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi không bao gồm Trung Quốc trong giai đoạn 2020-2022 sẽ tương đương 20% mức thu nhập đầu người của họ trong năm 2019. Mức mất mát thu nhập đầu người này ở các nước phát triển chỉ là 11%.

Theo Bloomberg, CNBC

Xem thêm: lmth.0891-man-ut-ek-tahn-hnam-gnourt-gnat-uac-naot-et-hnik-oab-ud-fmi/822513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 1980”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools