Đại diện Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang khẳng định sau khi đấu giá mỏ cát xong thì tham số R đã cố định nhưng còn phụ thuộc vào tham số Q (trữ lượng). Nếu trữ lượng nhiều thì tiền nhiều, trữ lượng thấp thì tiền sẽ ít lại - Ảnh: BỬU ĐẤU
Ngày 12-4, ông Huỳnh Văn Thái, trưởng phòng khoáng sản, tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên - môi trường tỉnh An Giang, cho biết thông tư số 54/2014 của Bộ Tài Nguyên - môi trường quy định chi tiết một số điều của nghị định 22/2012 của Chính phủ "quy định về việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản".
Trong đó, cách tính tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản (mỏ cát sông Tiền - PV) được tính như sau: T = Q x G x K x R (đồng).
Tức là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định căn cứ vào giá, trữ lượng, chất lượng khoáng sản, loại hoặc nhóm khoáng sản, điều kiện khai thác khoáng sản.
Trong đó, T là tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Q là trữ lượng địa chất trong khu vực đấu giá; G là giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được quy định tại nghị định số 203/2013; K là hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác và R là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trúng đấu giá; đơn vị tính là phần trăm (%). Mặc nhiên, đối với mỏ chưa thăm dò thì lấy 5% của R là giá khởi điểm theo Luật khoáng sản.
"Sau khi trúng đấu giá, R đã cố định là 1.951% thì còn phụ thuộc vào Q (trữ lượng). Vì nếu trữ lượng thấp thì số tiền sẽ thấp, ngược lại trữ lượng tăng thì số tiền tăng lên theo. Quy định của Luật khoáng sản là mỏ chưa thăm dò thì lấy 5% tạm tính của 2,4 triệu tấn (ước tính) nên mới ra số tiền 7,2 tỉ đồng. Cứ mỗi lần giơ tay lên đấu giá phải bằng giá khởi điểm 5%" - ông Thái nói thêm.
Khu vực mỏ cát sông Tiền ở xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới được doanh nghiệp trúng đấu giá ra mức 1.951% R, tương đương trên 2.811 tỉ đồng - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trong một diễn biến khác, một lãnh đạo Công an tỉnh An Giang cho biết đơn vị đã phát hiện ra việc các doanh nghiệp khai thác cát ghi không đúng giá bán và hét giá cát cao hơn quy định lúc đấu thầu khai thác cát để ghi vào hóa đơn. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp thi công dự án, công trình bị ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng vài tháng qua.
"Công an tỉnh An Giang đã có báo cáo gửi UBND tỉnh để chủ tịch UBND tỉnh nắm vụ việc và họp với các doanh nghiệp khai thác cát, yêu cầu doanh nghiệp cam kết thực hiện đúng quy định giá cát lúc đấu thầu, tránh tình trạng đẩy giá lên cao làm ảnh hưởng đến việc xây dựng các gói thầu do sử dụng nguồn cát này" - vị này nói thêm.
Bên cạnh đó, Công an tỉnh An Giang đang xây dựng kế hoạch phối hợp liên ngành: thuế, tài chính và Sở Tài nguyên - môi trưởng tỉnh kiểm tra, kiểm soát trữ lượng khai thác, giá bán và trữ lượng bán cụ thể cho các sà lan; sẽ siết chặt kiểm tra việc các xáng cạp khai thác cát tại các mỏ phải đảm bảo đúng giờ, đúng vị trí.
"Nếu kiểm tra phát hiện khai thác sai vị trí, không đúng giờ quy định hoặc ghi số lượng không đúng khi bán cho các doanh nghiệp thì sẽ xử lý nghiêm. Nếu phạt hành chính vài lần mà họ vẫn cố tình vi phạm thì sẽ đề nghị UBND tỉnh An Giang thu hồi giấy phép khai thác cát" - một lãnh đạo Công an tỉnh An Giang khẳng định.
TTO - 'Bữa đó, có nhiều người không phải chuyên ngành cát tham gia đấu giá mỏ cát, không hiểu thông số "R" (thông số cấp quyền khai thác khoáng sản)', ông Trần Lĩnh Nam - giám đốc Công ty TNHH khai thác vật liệu Trầm Tích kể.
Xem thêm: mth.28244950121401202-q-os-maht-na-ib-meht-ial-r-os-maht-iaogn-it-118-2-tac-om-aig-uad-uv/nv.ertiout