"Bí kíp luyện quân" ở đây là gì? Phóng viên đã liên hệ anh Trường Bùi - Giám đốc Công nghệ (CTO) tại OpenCommerce Group để khám phá về 3 yếu tố quan trọng quyết định tốc độ phát triển thần tốc này.
Hiểu vị trí, rõ yêu cầu đối với TechLead
Theo anh Trường Bùi, để có lộ trình lên Techlead, Fresher trước hết cần hiểu rõ Techlead là gì và đóng vai trò như thế nào trong doanh nghiệp công nghệ. "Ở mỗi doanh nghiệp, vai trò của Techlead có thể khác nhau đôi chút, nhưng tựu trung có 2 vai trò chính mà Techlead cần đảm nhiệm: chịu trách nhiệm cho sản phẩm / dự án công nghệ và là đầu mối liên kết giữa các bộ phận, phòng ban hỗ trợ cho sản phẩm / dự án đó.
Để chịu trách nhiệm công nghệ, yếu tố chuyên môn vẫn là yếu tố quan trọng nhất, nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Techlead là 1 bước chuyển từ một người làm thuần chuyên môn sang làm giải pháp cho doanh nghiệp, kéo theo rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết cho vị trí này. Tất cả đều phục vụ cho mục tiêu sản phẩm / dự án được tối ưu và đúng tiến độ" - Anh Trường Bùi chia sẻ.
Để hiểu và có định hướng phát triển, rõ ràng Fresher cần nâng cao về cả chuyên môn và tố chất cho vị trí Techlead. Vậy, phải học những gì và học như thế nào?
Học chuyên môn cứng, rèn kỹ năng mềm
"Một trong những nghiệp vụ chính của Techlead là quản lý dự án công nghệ, hay nôm na là "bổ task". Để làm được điều đó, đòi hỏi Techlead phải là người hiểu sâu và có khả năng thiết kế dự án công nghệ.
Có thể nói, chuyên môn chiếm tới 60% điều kiện để trở thành Techlead. Học hỏi chuyên môn có rất nhiều cách, Fresher cần tìm ra được đâu là cách học hỏi phù hợp với mình như đọc sách, đăng ký khóa học, tham dự các diễn đàn công nghệ… Tại OpenCommerce Group, chúng tôi thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ về kỹ thuật, đầu sách hay và thậm chí mời chuyên gia đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển của đội ngũ." - Anh Trường Bùi khẳng định.
Đối với những yêu cầu về kỹ năng mềm như quản lý đội ngũ và tương tác giữa các phòng ban, thông thường, Fresher sẽ phải tự học hỏi thông qua việc quan sát Leader trực tiếp. Với mỗi công ty, công việc và đặc thù phòng ban lại khác nhau, vậy nên nếu có "người dẫn đường" sẽ là 1 lợi thế cực kỳ to lớn. Tuy vậy, nếu Techlead muốn "giấu nghề", việc tự học hỏi những điều đó sẽ mất nhiều thời gian hơn với Fresher.
"Ở OpenCommerce Group, thay vì để Fresher tự dò đường, chúng tôi xây dựng một bộ quy chuẩn với vị trí Techlead. Đây vừa là các yêu cầu, vừa là bản hướng dẫn để nhân viên có điểm hướng tới; song song với đó là tạo văn hóa khuyến khích chia sẻ, dẫn dắt" - Anh Trường Bùi chia sẻ "bí quyết" của OpenCommerce Group.
Các buổi Opentalk diễn ra đều đặn hàng tuần để chia sẻ kiến thức trong công việc tới tất cả các thành viên
Được công ty "giao nhiệm vụ, trao quyền hạn"
"Rõ ràng rằng, 2 điều kiện trên mới chỉ giúp Fresher có được lý thuyết về con đường trở thành TechLead. Để nắm được thực tiễn, cần phải có điều kiện đủ từ chính bản thân doanh nghiệp" - Vị CTO đưa ra quan điểm.
"Làm được việc và quản lý đầu việc là 2 vấn đề khác nhau. Nếu không tự đứng ra quản lý đầu việc, Fresher sẽ khó có thể ngờ hết các vấn đề phát sinh khi triển khai dự án. Vậy nên tại OpenCommerce Group, chúng tôi đề cao văn hóa giao việc - trao quyền trong phạm vi nhất định, để rèn khả năng giao tiếp nội bộ, tỉ mỉ cẩn thận đề phòng rủi ro.
Nhân sự trẻ tiềm năng cần được doanh nghiệp tạo cơ hội
Với những nhân sự trẻ có tiềm năng, chỉ cần họ cảm thấy đủ năng lực, doanh nghiệp cũng nên khuyến khích họ tự quản lý các đầu việc lớn, thậm chí là giao dự án. Tất nhiên, đi kèm với giao việc - trao quyền, cần phải có cam kết và thời gian thử thách để nhân sự chứng minh năng lực với công ty. Đây là cách nhanh nhất để rèn luyện tư duy quản lý cho nhân sự"...
Rõ ràng rằng, con đường từ Fresher thành Techlead là chặng đường đầy khó khăn và cần học hỏi nhiều điều. Qua chia sẻ của CTO OpenCommerce Group - nơi có những Techlead trẻ tuổi dù bài toán khó và hệ thống đánh giá khắt khe - hi vọng các bạn Fresher sẽ có hình dung cụ thể hơn cho con đường phát triển của mình.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế