Hiệu quả của ánh nắng mặt trời trước virus SARS-CoV-2 đã được nhìn nhận - Ảnh: AFP
Trong nghiên cứu thứ nhất, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh (Scotland) quan sát thấy tăng cường tiếp xúc đặc biệt với tia cực tím A (chiếm 95% tia cực tím chúng ta nhận được từ mặt trời) giúp hạn chế số ca tử vong do COVID-19.
Nghiên cứu với đầu đề "Bức xạ cực tím A và các ca tử vong do COVID‐19 ở Mỹ cùng với các nghiên cứu lặp lại ở Anh và Ý" đã được đăng trên tạp chí British Journal of Dermatology (BJD) ngày 8-4.
Các nhà nghiên cứu Scotland đã so sánh số liệu tử vong do COVID-19 với mức độ tia cực tím A tại gần 2.500 quận ở Mỹ trong thời gian từ tháng 1 đến 4-2020 và đưa ra kết luận nêu trên.
Quá trình nghiên cứu lặp lại tại Anh và Ý cũng đã xác nhận quan sát trên.
Dù vậy, nhóm nghiên cứu đánh giá do đây là nghiên cứu quan sát nên không thể kết luận có mối liên hệ nhân quả giữa tử vong do COVID-19 với mức độ hấp thụ tia cực tím A.
Số ca tử vong giảm cũng không phải do tác dụng từ vitamin D trong ánh nắng vì nhóm nghiên cứu tập trung khảo sát các khu vực không đủ lượng tia cực tím B để sản xuất vitamin D đáng kể.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một giả thuyết khác. Có thể tăng cường tiếp xúc với ánh nắng khiến hợp chất nitric oxide (NO) được giải phóng qua da.
Các nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra hiện tượng này có thể khiến virus SARS-CoV-2 giảm khả năng nhân ra.
Kết quả nghiên cứu nêu trên trùng khớp với một số nghiên cứu trước đây khẳng định tăng cường tiếp xúc với ánh nắng giúp sức khỏe tim mạch tốt hơn, huyết áp thấp hơn trong khi bệnh tim chính là một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến COVID-19.
Ngoài ra, nghiên cứu của các nhà khoa học Scotland còn liên quan đến nghiên cứu thứ hai của các nhà khoa học Đại học California (Mỹ) công bố trên tạp chí The Journal of Infectious Diseases ngày 5-2.
Nghiên cứu với đầu đề "Chỉ bức xạ cực tím B không thể giải thích virus SARS-CoV-2 bất hoạt do ánh nắng".
Các nhà khoa học Mỹ ghi nhận tiếp xúc với ánh nắng có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 nhanh 8 lần hơn dự đoán của mô hình.
Nguyên nhân có thể do tia cực tím A tác động theo cách nào đó chưa được các nhà khoa học xác định.
Cần lưu ý tiếp xúc quá lâu với tia cực tím có thể gây hại cho sức khỏe.
TTO - Nghiên cứu của Mỹ mở ra hướng mới dùng tia cực tím khử khuẩn virus corona trong bệnh viện hoặc trên xe buýt, tàu điện ngầm.
Xem thêm: mth.98850145041401202-iort-tam-gnan-hna-hciht-gnohk-2-voc-sras-suriv/nv.ertiout