vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc, Singapore làm gì để hạ nhiệt "sốt" địa ốc?

2021-04-15 17:06

Sau nhiều tháng tìm kiếm, Tang Wei, một nữ nhân viên văn phòng, cuối cùng cũng hoàn thành giao dịch mà theo bà là quan trọng nhất đời mình vào tháng 12 năm ngoái: Đó là mua một căn nhà. 

Căn nhà không chỉ là nơi sinh sống mà còn là một tài sản tài giá trị đối với bà Wei. Đó là một căn hộ ở quận Jiading, phía tây bắc Thượng Hải, được bà mua với giá 2,6 triệu Nhân dân tệ (400.000 USD). Chỉ trong vài tháng, giá trị thị trường của căn nhà đã tăng 5%. 

"SỐT" ĐỊA ỐC KHẮP CHÂU Á

Theo Nikkei Asia, Thượng Hải là một trong nhiều thành phố châu Á đang chứng kiến "cơn sốt" bất động sản bất chấp nền kinh tế toàn cầu đi xuống do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Ở một số thành phố, sức tăng quá nóng khiến các chính phủ phải lên tiếng cảnh báo nguy cơ xảy ra bong bóng địa ốc. 

Theo hãng tư vấn Knight Frank của Anh, Seoul, Singapore, Tokyo, Thượng Hải và Đài Bắc - các trung tâm kinh doanh của khu vực, chứng kiến giá nhà tăng vọt trong năm qua, bất chấp sự sụt giảm trong tiêu dùng nói chung. 

Dữ liệu của Knight Frank cho thấy giá bất động sản tại Seoul tăng mạnh nhất châu Á khi tăng tới 22,3% trong giai đoạn từ cuối năm 2019 và 2020. Đây được cho là kết quả của việc chính phủ Hàn Quốc đưa ra các quy định mới đối với thị trường cho thuê bất động sản, từ đó thúc đẩy nhu cầu mua nhà. Với lãi suất thấp, người thuê nhà tại thủ đô Hàn Quốc đổ xô đi mua nhà. Xu hướng này càng trở nên mạnh mẽ sau khi các chủ cho thuê nhà tăng giá và tiền đặt cọc trước khi quy định mới có hiệu lực vào tháng 8/2020.

Trong khi đó, giá nhà tại Tokyo và Thượng Hải tăng lần lượt 6,5% và 4,2%. Trên toàn cầu, giá nhà ở đô thị tăng trung bình 5,6% trong năm 2020, từ mức tăng 3,2% năm 2019, theo Knight Frank.

Đà tăng này tiếp tục kéo dài sang năm nay. Trong quý 1/2021, giá căn hộ tại khu vực  trung tâm Seoul tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2% so với quý trước. Giá căn hộ tại Singapore tăng 6,1% trong cùng kỳ, vượt xa mức tăng 4,4% của quý trước. Năm 2020, giá nhà tại Singapore tăng 2,2%. 

"Theo quan điểm của chúng tôi, xu hướng tăng giá này sẽ còn duy trì trong năm tới", bà Christine Li, Giám đốc nghiên cứu tại Knight Frank châu Á Thái Bình Dương, cho biết.

Bà Li cho rằng giá nhà tăng khi nhiều nước châu Á kiểm soát thành công dịch bệnh Covid-19 và triển vọng tăng trưởng kinh tế tươi sáng hơn nhờ việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine Covid-19. 

"Những thị trường kiểm soát tốt dịch bệnh chứng kiến sự giải phóng nhu cầu bị dồn nén trong thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội", bà Li cho biết. 

Tại Trung Quốc, bất chấp những biện pháp nhằm kiềm chế tình trạng đầu cơ bất động sản được đưa ra hồi tháng 1, giá nhà mới tại các thành phố cấp một ngày càng tăng cao do nhu cầu lớn trong khi nguồn cung suy yếu. 

Trong tháng 2, giá nhà trung bình tại các thành phố này tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Các giao dịch mua bán bất động sản tại Thượng Hải cũng tăng 21% lên 9,2 triệu m2 trong năm 2020 - cao nhất kể từ năm 2016, theo Savills Research Trung Quốc.

"Người có tiền vẫn muốn mua dù giá tăng cao và những biện pháp siết chặt quản lý của chính phủ bởi nhiều người tin rằng bất động sản là tài sản số một, mang về lợi nhuận tốt hơn so với cổ phiếu doanh nghiệp", một nhân viên môi giới địa ốc ở Thượng Hải cho biết. 

Trung Quốc, Singapore làm gì để hạ nhiệt "sốt" địa ốc? - Ảnh 1.

Quảng cáo bất động sản ở Đài Loan - Ảnh: Reuters

"Với việc các chính phủ khắp thế giới bơm tiền để hỗ trợ nền kinh tế, thanh khoản dồi dào và lãi suất thấp, các nhà đầu tư đổ xô tìm kiếm các tài sản ổn định mang về lợi nhuận cao. Bất động sản đáp ứng tiêu chí đó", Mark Yip, CEO của hãng địa ốc Huttons tại Singapore nhận xét.

Thành công của nền kinh tế cũng góp phần đẩy giá địa ốc tăng. Tại Đài Loan, giá nhà mới tại hai thành phố Tân Trúc và Đài Nam tăng khoảng 15% trong hai năm qua, theo dữ liệu từ Ubhouse.

NƠI SỬA LUẬT, NƠI CẢNH BÁO

Trước tình hình này, chính quyền Đài Loan mới đây đã sửa đổi luật thuế thu nhập nhằm kiềm chế cơn sốt đầu cơ bất động sản. Bên bán sẽ phải nộp thuế 45% trên lợi nhuận từ giao dịch nếu như bán bất động sản trong vòng 2 năm sau khi mua - tăng từ quy định 1 năm hiện tại. Tháng trước, ngân hàng trung ương của Đài Loan cũng siết tín dụng đối với hoạt động cho vay thế chấp, giảm tỷ lệ cho vay/giá trị giao dịch đối với cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. 

Tại Trung Quốc đại lục, đầu tháng này, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã yêu cầu các nhà băng lớn hạn chế tăng trưởng tín dụng trong những tháng còn lại của năm nay trước nguy cơ bong bóng tài chính, nguồn tin của Bloomberg cho biết. Các nhà lập pháp nước này cũng gia hạn một chiến dịch kiềm chế rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và bất động sản. 

Vào đầu tháng 3, thành phố Thượng Hải siết chặt quản lý thị trường bất động sản với việc nâng thời gian được phép bán nhà lên 5 năm với những căn nhà được hưởng chính sách ưu đãi. Thành phố này cũng giới hạn giá chuyển nhượng đất để phát triển nhà ở.

Trong năm qua, các thành phố lớn ở Trung Quốc như Thâm Quyến, Bắc Kinh và Quảng Châu, cũng đã nhiều lần triển khai các biện pháp điều tiết và kiểm soát thị trường địa ốc. Hồi tháng 2, Thâm Quyến công bố giá tham chiếu giao dịch cho những căn nhà được bán lại tại thành phố này, thường thấp hơn giá thị trường. Nhiều nhà băng đẩy mạnh cho vay thế chấp theo giá tham chiếu nhằm hạ nhiệt thị trường.

Trong khi đó, thành phố Thâm Quyến triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn dòng tiền bất hợp pháp từ các khoản vay tiêu dùng và vay kinh doanh vào thị trường bất động sản. Động thái này nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mức trên thị trường bất động sản. 

Đầu năm nay, Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ tăng cường kiểm soát tình trạng vay tiền sai mục đích để mua nhà ở.

Tương tự, Quảng Châu đưa ra một loạt biện pháp như tăng lãi suất thế chấp cho khoản vay mua căn nhà đầu tiên và thứ hai của cư dân thành phố nhằm hạn chế nhu cầu đầu cơ.

Trung Quốc, Singapore làm gì để hạ nhiệt "sốt" địa ốc? - Ảnh 2.

Nhà phát triển bất động sản GuocoLand của Singapore cho biết đã bán được 61% tổng số căn hộ tại khu chung cư cao cấp Midtown Modern khi mở bán vào dịp cuối tuần tháng 3/2021 - Ảnh: Nikkei

Trong khi đó, tại Singapore, chính phủ lên tiếng cảnh báo về cơn sốt địa ốc và tình trạng người dân vay nợ quá nhiều để mua bất động sản. 

"Rủi ro lãi suất tăng như một lời nhắc nhở rằng mọi người nên thận trọng khi ra quyết định mua bất động sản", Tharman Shanmugaratnam, chủ tịch Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore, cảnh báo đầu tháng này. "Người mua nên lưu ý rằng lãi suất sẽ tăng và họ cần đảm bảo có đủ khả năng trả nợ trước khi ra các quyết định tài chính dài hạn".

Xem thêm: mth.39293154151401202-co-aid-tos-teihn-ah-ed-ig-mal-eropagnis-couq-gnurt/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc, Singapore làm gì để hạ nhiệt "sốt" địa ốc?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools