vĐồng tin tức tài chính 365

Ngăn 'cơn sóng' bạo lực học đường

2021-04-17 14:04

Trước giờ học buổi chiều 14-4, nam sinh lớp 7 Trường THCS Bình Hòa Phước (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) bị một "đàn anh" lớp 8 cùng trường dùng dao đâm nguy kịch. 

Bạo lực học đường đã và đang là vấn nạn nhức nhối. Là một giáo viên cũng là một người mẹ có con trẻ đến trường, tôi mong sao Bộ GD-ĐT quan tâm hơn đến vấn nạn bạo lực học đường với những giải pháp sau:

Thứ nhất, hãy chú trọng xây dựng môi trường giáo dục trong lành và thân thiện. Muốn thế, cần bớt áp lực về thi cử, điểm số, thành tích và chú trọng hơn vào các hoạt động hướng đến sự trải nghiệm giá trị sống tích cực, giáo dục kỹ năng sống thiết thực và hữu ích. Để học sinh cảm nhận được sự yêu thương và quan tâm từ chính những giáo viên và những người bạn ở trường học.

Thứ hai, vai trò của môn giáo dục công dân và đạo đức trong trường phổ thông cần được nhận thức đúng mức để điều chuyển cách tiếp cận lý thuyết, ứng dụng vào tình huống thực tế. Cần tạo cơ hội cho học sinh thể nghiệm tình huống và đúc kết bài học nhận thức, thái độ, hành động. Chỉ khi nào trường học nêu cao tinh thần tương thân tương ái, học sinh đoàn kết và yêu thương, thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia thật sự thì mầm mống bạo lực mới thật sự không có cơ hội len lỏi.

Thứ ba, công tác tư vấn tâm lý học đường đang để lại nhiều khoảng trống khó lấp đầy. Những vướng mắc về cơ chế khiến nhiều trường học xây dựng phòng tư vấn tâm lý theo kiểu hình thức đối phó. Giáo viên đứng tên phụ trách tư vấn tâm lý hoàn toàn không có chuyên môn, bằng cấp, chỉ có thể mày mò gỡ rối theo kinh nghiệm cá nhân.

Trong khi đó, học sinh thời nay thật sự "khủng hoảng" bởi vô số áp lực từ gia đình, học hành, giới tính, tình cảm rồi những mối nguy từ căn bệnh nghiện game online, nghiện mạng xã hội... Bọn trẻ cần hơn bao giờ hết một chỗ dựa tin cậy, am hiểu và có thể giúp các em tháo gỡ dần những vướng mắc, xoa dịu những bất ổn tâm lý và định hướng con đường đi đúng đắn. Phòng tư vấn tâm lý học đường ở nhiều nơi đang đóng cửa im ỉm hoặc hoạt động cầm chừng và trẻ không có nơi giải tỏa tâm lý.

Chúng tôi mong lắm thay những chuyển biến tích cực về công tác tư vấn tâm lý học đường trong chính trường học cộng hưởng với những giải pháp quyết liệt khác từ gia đình và xã hội để có thể ngăn "cơn sóng" bạo lực đang trỗi dậy mạnh mẽ ở lứa tuổi học trò.

Học sinh đánh nhau ở Trường THPT Phan Đăng Lưu: Kỷ luật cả người đứng coi, cổ vũHọc sinh đánh nhau ở Trường THPT Phan Đăng Lưu: Kỷ luật cả người đứng coi, cổ vũ

TTO - ‘Hai nữ sinh đánh bạn bị đình chỉ học tập một tuần, xếp hạnh kiểm yếu. 13 học sinh khác tuy không tham gia đánh nhau nhưng vô cảm đứng xem, có em còn cổ vũ, quay video... cũng bị kỷ luật’, hiệu trưởng cho biết.

Xem thêm: mth.36372610171401202-gnoud-coh-cul-oab-gnos-noc-nagn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngăn 'cơn sóng' bạo lực học đường”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools