vĐồng tin tức tài chính 365

Toàn cảnh về công tác bầu cử sau hiệp thương lần 3

2021-04-22 06:49

Đến ngày 21-4, hệ thống mặt trận từ trung ương đến địa phương đã hoàn thành việc tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba theo đúng quy định. Qua đó đã lựa chọn và thông qua danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Toàn cảnh về công tác bầu cử sau hiệp thương lần 3 - ảnh 1
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến (giữa) cùng
Đoàn chủ tịch chủ trì hội nghị hiệp thương lần thứ ba hôm 16-4. Ảnh: MTTQ

Các ứng viên chuẩn bị vận động bầu cử

Trao đổi với báo chí, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết ngay sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy ban MTTQ các tỉnh, TP sẽ hoàn thiện danh sách những người đủ tiêu chuẩn ở các hội nghị hiệp thương và chuyển tới Ủy ban bầu cử Quốc gia và ủy ban bầu cử các cấp.

Ban thường trực Ủy ban MTTQ các tỉnh, TP trực thuộc trung ương cũng sẽ xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức hội nghị cử tri để những người ứng cử ĐBQH gặp gỡ, tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử nhằm thực hiện quyền vận động bầu cử theo quy định. Thời gian tổ chức các hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ (trước 7 giờ ngày 22-5).

Sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia công bố danh sách chính thức những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử ĐBQH thông báo cho người ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình sắp xếp để thực hiện quyền vận động bầu cử. Người ứng cử ở địa phương nào thì chủ động liên hệ với Ban thường trực Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, TP trực thuộc trung ương nơi đó để biết kế hoạch và lịch tiếp xúc cử tri.

Trách nhiệm của mặt trận là giám sát việc giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn đến các địa phương và các đơn vị bầu cử; giám sát việc lập danh sách, niêm yết danh sách cử tri. Mặt trận cũng sẽ giám sát việc tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, phân loại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bầu cử để đảm bảo những ý kiến, nguyện vọng, phản ánh đơn thư khiếu nại, tố cáo phải được các cấp có trách nhiệm giải quyết kịp thời.

Ngoài ra, mặt trận cũng quan tâm tới công tác tập huấn cho tổ bầu cử, phối hợp thực hiện Luật An ninh mạng… nhằm đảm bảo thông tin, không gây ảnh hưởng tới người ứng cử.

 

Tỉnh Quảng Ngãi cần chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát tại các đơn vị bầu cử; đảm bảo bình đẳng trong quá trình bầu cử; rà soát, xác minh, đánh giá kỹ lưỡng nhân sự ứng cử, không để lọt vào các cơ quan lãnh đạo những người không đủ tiêu chuẩn.

Đại tướng TÔ LÂM, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia

Ứng viên ĐBQH có ít nhất 10 cuộc tiếp xúc cử tri

Trước đó, hội nghị hiệp thương lần thứ ba của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hôm 16-4 đã thông qua danh sách 205 người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH khóa XV.

Ngay sau đó, Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành nghị quyết phân bổ người của các cơ quan trung ương về ứng cử tại các địa phương.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới thiệu ứng cử tại thủ đô Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ứng cử tại TP.HCM. Thủ tướng Phạm Minh Chính ứng cử ở Cần Thơ, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ ứng cử tại TP Hải Phòng và Thường trực Ban bí thư Võ Văn Thưởng ứng cử tại TP Đà Nẵng… Các ứng viên là ủy viên Bộ Chính trị, Ban bí thư cũng được phân bổ về các địa phương trong cả nước.

Theo danh sách của Hội đồng bầu cử quốc gia thì TP.HCM là nơi được trung ương giới thiệu người về ứng cử nhiều nhất với 13 ứng viên, tiếp đến là TP Hà Nội với 12 ứng viên và Thanh Hóa là bảy ứng viên…

Trước đó, tại TP.HCM, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cũng tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba và thống nhất thông qua danh sách 38 ứng viên đủ tiêu chuẩn giới thiệu ứng cử ĐBQH khóa XV. Như vậy, tổng số ứng viên ĐBQH tại TP.HCM đến lúc này là 51 người (sẽ bầu lấy 30 ĐB) và tổng số người ứng cử ĐB HĐND TP là 159 (bầu lấy 95 ĐB).

Ông Ngô Thanh Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, cho biết sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, MTTQ sẽ chia khu vực ứng cử. Đối với ứng viên ĐBQH sẽ có ít nhất 10 cuộc tiếp xúc cử tri. Ứng viên ĐB HĐND TP.HCM có ít nhất năm cuộc tiếp xúc cử tri. Ứng viên tại TP Thủ Đức, các huyện, xã, thị trấn thì có ít nhất ba cuộc tiếp xúc cử tri.

Tại Hà Nội, hội nghị hiệp thương cũng đã thống nhất biểu quyết danh sách 36 người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH khóa XV (cộng với số trung ương giới thiệu thì tổng số người ứng cử ĐBQH là 48 người để bầu ra 29 ĐB) và 160 người ứng cử ĐB HĐND TP (sẽ bầu lấy 95 ĐB).

Tại Hải Phòng, có 15 người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH khóa XV (trong đó trung ương giới thiệu bốn người, địa phương giới thiệu 11 người, sẽ bầu lấy chín ĐB) và 109 người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐB HĐND TP (sẽ bầu lấy 67 ĐB).

Ở Đà Nẵng, các ĐB đã thống nhất lập danh sách tám người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH, ngoài ra có hai ứng viên do trung ương phân bổ về (sẽ bầu lấy sáu ĐB) và 89 người ứng cử ĐB HĐND TP (bầu lấy 52 ĐB).

Tại Cần Thơ, các ĐB đã biểu quyết, thống nhất lập danh sách 10 người ứng cử ĐBQH khóa XV do TP Cần Thơ giới thiệu, cộng với ba người từ trung ương giới thiệu về (sẽ bầu lấy bảy ĐB). Với 87 người đủ tiêu chuẩn giới thiệu ứng cử ĐB HĐND TP Cần Thơ, cử tri sẽ bầu lấy 54 ĐB.

 

Tập trung cao độ cho bầu cử

Trước đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ đã có buổi làm việc với Ban Công tác ĐB vào chiều 19-4. Tại buổi làm việc, Chủ tịch QH nhấn mạnh đến khối lượng công việc lớn về công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Ông yêu cầu Ban Công tác ĐB cần tập trung cao độ cho việc chuẩn bị tổ chức thành công cuộc bầu cử, sớm tổng hợp kết quả hội nghị hiệp thương lần thứ ba tại các địa phương để báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia.

Sau đó là chuẩn bị cho việc trình QH xem xét, công nhận tư cách ĐB của người trúng cử ĐBQH, chuẩn bị công tác nhân sự tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV và tập huấn ĐBQH trúng cử lần đầu để có thể bắt nhịp được ngay với hoạt động của QH.

Chủ tịch QH cũng đề nghị Ban Công tác ĐB nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền, Đảng đoàn QH về việc bố trí các trường hợp ĐBQH khóa XIV không tái cử nhưng vẫn còn tuổi công tác; tham mưu đề xuất để bố trí các ĐBQH vào các chức danh hoạt động chuyên trách tại các cơ quan của QH, Ủy ban Thường vụ QH… “Đây đều là các nhiệm vụ quan trọng và phải tập trung cao độ” - Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Xem thêm: lmth.332089-3-nal-gnouht-peih-uas-uc-uab-cat-gnoc-ev-hnac-naot/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Toàn cảnh về công tác bầu cử sau hiệp thương lần 3”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools