Tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng
Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng, tăng 36,06%. Tốc độ tăng trưởng nhanh về tổng tài sản và huy động đã củng cố thêm nền tảng vốn cho ngân hàng và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh mở rộng.
Trong quý I, ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.422 tỷ đồng, tăng 40,87% so với cùng kỳ năm trước. Với sự nhảy vọt về tăng trưởng lợi nhuận trong quý I, TPBank tiếp tục ghi tên vào nhóm các ngân hàng có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong hệ thống. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng đạt 2,16%, trong khi đó tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 26,24%. Hiệu quả sử dụng vốn của TPBank trong quý I vừa qua cũng được phản ánh rõ nét hơn trong nỗ lực tối ưu hóa đồng vốn, với tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) đã giảm từ 39,69% cuối năm 2020 xuống còn 35,2%.
Bên cạnh đó, bản kế hoạch kinh doanh được ban lãnh đạo ngân hàng trình lên Đại hội cũng bao gồm các chỉ số kinh doanh quan trọng khác. Cụ thể, tổng tài sản tới ngày 31/12/2021 dự kiến đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm nay. Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20%. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá ước đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác ước đạt 49.883 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.
Kế hoạch kinh doanh của TPBank trong năm nay được cho là phù hợp trong bối cảnh của nền kinh tế vẫn chịu nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid, và cũng phù hợp với chính sách điều hành, các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ngân hàng số vẫn là "quân át chủ bài"
Một trong những trọng tâm quan trọng nữa của TPBank trong năm nay cũng sẽ được Đại hội thông qua là tiếp tục xác định chuyển đổi số là mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng. Trong tài liệu gửi đến các cổ đông trước Đại hội, ban lãnh đạo ngân hàng nhấn mạnh năm 2021 TPBank sẽ đẩy mạnh giai đoạn 2 của quá trình chuyển đổi số là "Sáng tạo số". Trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng, các ứng dụng cần thiết và chuyên biệt nhằm thích ứng nhanh với sự biến đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng.
Diễn biến của nền kinh tế và dịch bệnh trong năm 2020 có thể được coi là tấm gương phản chiếu rõ nhất những lợi ích của một chiến lược số toàn diện mà TPBank theo đuổi trong nhiều năm qua, đặc biệt là hệ thống LiveBank với lượng khách hàng mở mới tài khoản và thẻ tăng gấp 4 lần, số dư CASA tăng gấp 5 lần và thời gian phục vụ khách hàng giảm từ 40-60%.
Việc đẩy mạnh giai đoạn "Sáng tạo số" trong thời gian tới sẽ giúp TPBank duy trì được vị thế đi trước thị trường về công nghệ, nắm bắt và đáp ứng nhanh sự thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng cũng như tối ưu hóa hiệu quả hoạt động.
Hà My
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.10563343222401202-23-gnourt-gnat-1202-man-gnod-yt-0085-ial-hcaoh-ek-nel-knabpt/nv.zibefac