vĐồng tin tức tài chính 365

Động lực cho tham vọng đa ngành của Sovico Holdings

2022-05-04 08:52

Cất cánh lần đầu vào năm 2011, hãng bay Vietjet đã làm nên điều không tưởng, là chia lại miếng bánh hàng không Việt Nam sau hàng thập kỷ gần như rơi vào trạng thái độc quyền. Từ khi thành lập đến nay, Vietjet là hãng bay có thị phần xếp thứ hai, chỉ sau Vietnam Airlines. Giai đoạn 2017-2021, thị phần của Vietjet dao động từ 32,2% - 42,6%.

Trong cả năm 2021, trong khi 2 đối thủ Vietnam Airlines và Bamboo Airways lỗ lớn, thì Vietjet báo lãi sau thuế 100 tỷ đồng, dù phần nào mang tính kỹ thuật, song cũng đã cho thấy sức khoẻ tài chính không quá tiêu cực sau 2 năm chống chọi với tác động to lớn từ đại dịch Covid-19.

Gắn liền với sự thành công của Vietjet là vai trò của vợ chồng tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - Nguyễn Thanh Hùng.

Trở về Việt Nam với số vốn tích góp được, như các doanh nhân gốc Đông Âu cùng thời, vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo nhanh chóng nhìn ra nhiều cơ hội đầu tư khi Việt Nam ở đầu giai đoạn mở cửa.

Sau gần 3 thập kỷ phát triển, cơ nghiệp của nữ tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam là Sovico Holdings - một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất cả nước, hoạt động chính trong 5 mảng tài chính ngân hàng, hàng không, bất động sản, bất động sản nghỉ dưỡng và năng lượng.

Trong lĩnh vực hàng không, ngoài hãng bay Vietjet, Sovico thông qua các thành viên còn đầu tư/ đề xuất đầu tư nhiều dự án hạ tầng hàng không, như sân bay, nhà ga, khu cảng logistics.

Ở lĩnh vực bất động sản, Sovico thông qua CTCP Phú Long tập trung ở 2 thành phố lớn nhất cả nước, gồm Dragon Village, Dragon City, Republic Plaza ở TP.HCM, dự án Splendora, Rose Valley, Republic Mỹ Đình. Ngoài ra, ở Nha Trang, tập đoàn này có dự án Shangri La Hill. Ở Đồng Nai, Sovico vừa qua cũng đã mua lại dự án Swanbay từ nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, bất động sản nghỉ dưỡng là lĩnh vực mang tới nhiều danh tiếng hơn cả cho Sovico, với loạt dự án lớn ở ven biển Nam Trung bộ và Phú Quốc, là Furama Resort Danang, Furama Villas Danang, Evason Ana Mandara Nha Trang, L'ALYA Ninh Van Bay, Ariyana Beach Resort and Suites, Ariyana Smart Condotel Nha Trang, Pax Ana Doc Let Resort & Spa...

Với năng lượng, cùng với Bitexco, Sovico là tập đoàn tư nhân hiếm hoi tham gia hợp tác với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và đối tác nước ngoài khai thác dầu khí trên Biển Đông. Tập đoàn này hiện cũng là cổ đông chiến lược, thông qua Vietjet Air sở hữu gần 5% cổ phần Tổng Công ty Dầu (PVOil). Thời gian vừa qua, Sovico cũng tích cực tiềm kiếm đầu tư các dự án năng lượng tái tạo trên cả nước.

Ở lĩnh vực ngân hàng, cũng giống như loạt doanh nhân gốc Đông Âu khác, bà Nguyễn Thị Phương Thảo rất tâm huyết trong lĩnh vực này. Bà từng tham gia thành lập VIB, hay từng là Thành viên HĐQT Techcombank.

Sovico thông qua nhiều thành viên trong tập đoàn, cũng từng sở hữu một lượng lớn cổ phần các ngân hàng khác, chẳng hạn thông qua Quỹ đầu tư chứng khoán Liên minh Việt Nam, vào đầu năm 2017 sở hữu 15 triệu cổ phiếu Vietinbank, 32,2 triệu cổ phiếu ACB hay đáng chú ý, là 34 triệu cổ phiếu Eximbank.

Ngoài ra, trong một lĩnh vực ít biết, Sovico còn tham gia vào lĩnh vực giáo dục, với Trường Đại học Hoà Bình ở Nam Từ Liêm, Hà Nội. Cuối năm ngoái, bà chủ Sovico Group gây tiếng vang lớn khi dành tặng 155 triệu bảng cho Linacre College thuộc Đại học Oxford. Nữ tỷ phú của Việt Nam cũng tiết lộ kế hoạch dành phần lớn tài sản để phục vụ cộng đồng.

Hồ sơ doanh nghiệp - Động lực cho tham vọng đa ngành của Sovico Holdings

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sovico - nữ tỷ phú đô la duy nhất của Việt Nam.

Giữa năm 2019, Đại hội đồng cổ đông Sovico Holdings đã thông qua Nghị quyết tái cơ cấu hoạt động chia tách tập đoàn để thành lập thêm ba công ty khác. Theo đó, Sovico Holdings còn vốn điều lệ 2.673 tỷ đồng. Phần vốn của tách ra thành lập ba công ty mới gồm CTCP Bất động sản Sovico (vốn điều lệ 4.284 tỷ đồng), CTCP Năng lượng Sovico (vốn điều lệ 10 tỷ đồng), CTCP Đầu tư Sovico (vốn điều lệ 33 tỷ đồng).

Sovico Holdings cũng chuyển các tài sản như cổ phần tại CTCP Bất động sản Sài Gòn Vina, CTCP Địa ốc Phú Long, CTCP Khách sạn và Du lịch Thiên Thai, CTCP Xuất nhập khẩu Nhà Bè, CTCP đầu tư Bắc Hà, phần vốn góp tại Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa, Công ty TNHH Máy nông nghiệp Yanmar Việt Nam, Trường đại học Hòa Bình...về 3 công ty mới thành lập.

Để phục vụ cho tham vọng phát triển đa ngành, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến hoạt động kinh doanh, Sovico Holdings và các thành viên trong tập đoàn đã rất tích cực huy động vốn trên thị trường trái phiếu trong 4 năm qua.

Theo dữ liệu của Người Đưa Tin, từ đầu năm 2021 đến nay, Sovico và các đơn vị liên quan đã phát hành 20.100 tỷ đồng trái phiếu, tập trung ở Vietjet 6.000 tỷ đồng, CTCP Tập đoàn Sovico (4.000 tỷ đồng), CTCP Sovico (4.000 tỷ), CTCP BĐS Dragon Village (2.800 tỷ), Công ty Liên doanh TNHH Phát triển ĐTM An Khánh (2.000 tỷ đồng), CTCP Đầu tư & Xây dựng Kiên Trung (300 tỷ).

Trước đó, giai đoạn 2019-2020, sau khi Nghị định 163/2018 có hiệu lực, Sovico cũng là tập đoàn hoạt động tích cực bậc nhất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, với khoảng 150 đợt phát hành được tiến hành bởi CTCP Sovico và chủ yếu là CTCP Tập đoàn Sovico, với tổng giá trị lên tới 26.000 tỷ đồng, ngoài ra còn có Vietjet (1.250 tỷ đồng), CTCP Địa ốc Phú Long (5.150 tỷ đồng).

Tổng cộng, có hơn 52.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được hệ sinh thái Sovico phát hành trong 4 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn trong số này không có tài sản đảm bảo. Tất cả đều được thu xếp qua Công ty chứng khoán HDBS và phần lớn không có tài sản bảo đảm.

Xem thêm: lmth.687155a-sgnidloh-ocivos-auc-hnagn-ad-gnov-maht-ohc-cul-gnod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Động lực cho tham vọng đa ngành của Sovico Holdings”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools