Trường học là kênh thông tin quan trọng cha mẹ cần tham khảo để nắm bắt tình hình con em mình. Trong ảnh: giáo viên Trường THPT Trần Phú, quận Tân Phú, TP.HCM đang tư vấn tâm lý cho học sinh của trường - Ảnh: NHƯ HÙNG
Cái tuổi "dở dở ương ương", "bé chưa qua, lớn chưa tới" khiến không ít bậc cha mẹ bất lực bởi nhiều đứa con ương bướng, không chịu nghe lời...
Trẻ em trong xã hội hiện đại thường dậy thì sớm do chế độ ăn uống có nhiều dưỡng chất, sự phát triển của truyền thông, cách sống thay đổi... Sự thay đổi sinh lý kéo theo những biến đổi về tâm lý theo cả chiều tích cực và tiêu cực mà cha mẹ nhiều khi không để ý.
Ở tuổi này, những xáo trộn trong tâm lý khiến các em "trưởng thành" hơn. Sự "trưởng thành" ấy phát triển theo hướng tích cực sẽ giúp các em thấy trách nhiệm của mình, có ý thức học tập tốt.
Nếu phát triển theo chiều hướng tiêu cực thì sẽ là các biểu hiện: tập làm người lớn, không nghe lời, sống khép kín, tự quyết định mọi việc theo ý mình dù là quyết định ngớ ngẩn và dại dột...
Mọi người hẳn đã từng thấy khá nhiều các vụ học sinh tự tử đơn lẻ cũng như tập thể kinh hoàng, gây đau buồn cho gia đình các em, bàng hoàng cho xã hội, mà nguyên nhân chỉ vì những suy nghĩ bồng bột, những khúc mắc đầy ẩn ý rất trẻ con và cách giải quyết quá tiêu cực mà các em không hề nghĩ tới hậu quả...
Trên con đường các em đang đi, chỉ cần gặp một vật cản là rất dễ có những phản ứng dại dột. Cuộc sống vất vả mưu sinh, nhiều bậc cha mẹ giật mình khi xảy ra những trường hợp đáng tiếc, thậm chí ngỡ ngàng vì trước đó không thấy con mình có những biểu hiện bất thường.
Dạy con ở tuổi dậy thì không nên lấy quyền làm cha mẹ mà áp đặt, la mắng, giáo điều. Phải gần gũi để hiểu con và kịp thời phát hiện những suy nghĩ, hành động lệch lạc của con để uốn nắn, nhắc nhở. Đôi khi phải tìm hiểu các thông tin về con cái qua nhiều kênh như nhà trường, bè bạn hoặc nhẹ nhàng gợi mở để lắng nghe suy nghĩ của con.
Dạy con ở tuổi dậy thì khó hơn ở các lứa tuổi khác rất nhiều, đòi hỏi người làm cha mẹ ngoài tình thương yêu con trẻ còn phải có tính kiên nhẫn, biết kiềm chế sự nóng nảy, dành thời gian để giúp con có thêm kỹ năng sống và định hướng cho con những suy nghĩ đúng đắn.
TTO - Những biện pháp phòng chống dịch mà nhiều trường dự kiến sẽ thực hiện như luôn phải giữ khoảng cách, xét nghiệm, đưa vào phòng cách ly... nếu không thực hiện khéo léo rất có thể sẽ khiến nhiều trẻ sốc hoặc tổn thương ngay khi vào học trực tiếp.
Xem thêm: mth.49565139040502202-iht-yad-iout-o-noc-yad-ihk-oel-oehk-nac/nv.ertiout