Trực thăng MH-60R trong biên chế quân đội Mỹ - Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
Thông tin được ông Chiu đưa ra trong một cuộc điều trần trước các nhà lập pháp Đài Loan ngày 5-5. Theo Hãng tin Reuters, khi được hỏi về những hợp đồng vũ khí với Mỹ, ông Chiu đã nhắc ngay đến 12 trực thăng chống ngầm MH-60R.
"Loại trực thăng này có giá quá cao, vượt quá khả năng của chúng ta", ông Chiu nêu vấn đề nhưng không tiết lộ chi tiết giá cả.
Hai hợp đồng mua vũ khí khác từ Mỹ cũng đang gặp trục trặc là hệ thống lựu pháo tự hành hạng trung M109A6 và tên lửa phòng không vác vai Stinger.
Với tên lửa Stinger, Mỹ đang gặp khó khăn trong việc tăng tốc dây chuyền sản xuất và đảm bảo nguồn cung ổn định. Loại tên lửa này được Mỹ cung cấp cho Ukraine và đã chứng minh hiệu quả trên chiến trường.
"Mua bán vũ khí không phải là chuyện cỏn con. Chúng tôi đã có kế hoạch dự phòng cả rồi", ông Chiu cam đoan với các nhà lập pháp.
Theo vị này, Đài Loan đã ký hợp đồng và trả tiền cho các tên lửa Stinger, do đó vùng lãnh thổ này sẽ gây sức ép để Mỹ phải giao hàng như đã cam kết.
Với hệ thống lựu pháo M109A6, giới chức Đài Loan cho biết Mỹ đã đề xuất thay thế bằng hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (viết tắt là HIMARS). Ông Chiu cho biết Đài Loan vẫn đang cân nhắc về đề xuất của Mỹ và chưa có quyết định cuối cùng.
Theo Reuters, trái với tuyên bố của ông Chiu, truyền thông Đài Loan khẳng định vùng lãnh thổ này không thể mua các trực thăng MH-60R vì Mỹ từ chối bán chứ không phải do giá cao. Báo chí Đài Loan tiết lộ lý do Washington đưa ra là loại vũ khí này không phù hợp với nhu cầu phòng vệ của Đài Loan.
Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc hiện chưa lên tiếng bình luận. Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và phản đối mọi quan hệ, tiếp xúc cấp cao của các nước với Đài Bắc.
Mỹ không thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan nhưng duy trì việc cung cấp vũ khí theo Đạo luật quan hệ Đài Loan năm 1979. Đạo luật này yêu cầu các chính quyền Mỹ có nghĩa vụ đảm bảo Đài Loan có đủ năng lực phòng thủ trước các đợt tấn công tiềm tàng từ bên ngoài.
Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan trở nên căng thẳng sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền. Nhà lãnh đạo này chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang Đài Loan theo chiến lược tác chiến phi đối xứng, phát triển các vũ khí mới có khả năng cơ động cao và tấn công chính xác.
TTO - Trong thông báo ngày 3-5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu sân bay Liêu Ninh và 7 tàu hải quân hộ tống đã đi qua giữa các đảo thuộc chuỗi đảo Okinawa ở phía nam Nhật Bản vào ngày 2-5.
Xem thêm: mth.46600033150502202-ym-ihk-uv-aum-gnod-poh-cac-iov-cart-curt-pag-naol-iad/nv.ertiout