vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Trương Quốc Cường trần tình khó khăn của Cục Quản lý Dược

2022-05-18 17:58

Sau sáu ngày làm việc, chiều 17/5, HĐXX TAND Hà Nội cho 14 bị cáo nói lời sau cùng trước khi nghỉ nghị án.

Mở đầu phần trình bày hơn 5 phút, cựu thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường thừa nhận các trách nhiệm, sai phạm trong vụ án VN Pharma buôn bán 838.100 hộp thuốc giả song mong được xem xét bối cảnh phạm tội.

Bị cáo nói khi mới nhận chức Cục trưởng Quản lý Dược đã tiếp quản một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật "còn rất thiếu" song chính lúc này các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép thuốc rất nhiều. "Anh em ở Cục đều làm việc trong hoàn cảnh quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn... Song họ đều là những cán bộ mẫn cán, làm hết trách nhiệm", ông Cường cho hay và xin giảm án cho nhóm cán bộ dưới quyền.

Lời cuối tại phiên tòa, ông nói cả đời phấn đấu, luôn tự răn mình nhưng "không may" có chuyện này xảy ra, vướng lao lý. Ông luôn ý thức ngành dược và cấp phép thuốc là lĩnh vực rất nhạy cảm.

Ông Trương Quốc Cường nói lời sau cùng (1)
 
 

Ông Trương Quốc Cường nói lời sau cùng tại phiên tòa.

Trong vụ án, ông Cường bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo khoản 2, điều 285, Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức án đề nghị 7-8 năm.

Trong quá trình xét hỏi tại phiên toà, nhận trách nhiệm của người đứng đầu Cục Quản lý Dược, ông Cường khai thấy "rất tiếc" trước những sai phạm của cấp dưới. "Tôi thấy mọi việc xảy ra đều có trách nhiệm từ tôi, nhưng là do không được báo cáo", ông nói.

Tại phiên tranh luận hôm nay khi "thừa nhận toàn bộ bốn hành vi bị truy tố", ông Cường được VKS đánh giá thái độ "đã thành khẩn", khác mấy hôm trước.

Quá trình tranh luận kéo dài hai ngày qua, sáu luật sư bào chữa của ông Cường đều đề nghị HĐXX xem xét lại các tình tiết "thiếu trách nhiệm" bị VKS quy kết.

Luật sư Trần Thanh cho rằng theo quy chế Bộ Y tế, ông Cường chỉ có trách nhiệm "thành lập nhóm chuyên gia thẩm định", không có trách nhiệm phải kiểm tra kiểm soát hoạt động chuyên môn của họ. "Các chuyên gia phải chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật về mọi hoạt động nghề nghiệp của mình".

Ông Trương Quốc Cường tại phiên toà. Ảnh: Anh Hùng

Ông Trương Quốc Cường tại phiên toà. Ảnh: Anh Hùng

Luật sư nêu trách nhiệm của cựu thứ trưởng Cao Minh Quang

Luật sư của ông Cường nói theo quy định nhiệm vụ giám sát, quản lý nhóm chuyên gia thuộc về Trưởng phòng đăng ký thuốc là bị cáo Phạm Hồng Châu. Đây cũng là người sẽ báo cáo Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc, tức cựu thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang (đang bị đề nghị truy tố trong một vụ án khác). "Như vậy hoạt động thẩm định của nhóm chuyên gia, thực tế do ông Quang quản lý, giám sát", luật sư nêu quan điểm.

Trong việc thân chủ bị quy kết, thiếu trách nhiệm trong quá trình xét duyệt thuốc, không phát hiện sai phạm của các hồ sơ thuốc, các luật sư tiếp tục bào chữa rằng "trách nhiệm với sai phạm này không phải ông Cường" mà là ông Quang - người trực tiếp điều hành Hội đồng xét duyệt thuốc.

"Dù vai trò Phó chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc hay Cục trưởng Quản lý Dược, ông Cường không có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoạt động thẩm định của nhóm chuyên gia thẩm định. Ông Cường cũng không điều hành cuộc họp Hội đồng xét duyệt thuốc", luật sư Thanh trình bày.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách đề nghị HĐXX xét yếu tố các bị cáo tại Cục Quản lý Dược "không có mục đích tư lợi", và nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sai phạm là các "bất cập" trong quy định từ phía Bộ Y tế. Cụ thể, hai loại giấy phép trong sồ sơ thuốc ngoại phải có hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng văn bản do ông Quang ký lại không yêu cầu, "vậy là trái luật".

Viện dẫn ông Cường đã tự nguyện nộp 1,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhận trách nhiệm của người đứng đầu Cục Quản lý Dược, do đó, các luật sư bào chữa cho rằng, mức án 7-8 năm tù mà VKS đề nghị cho thân chủ là "quá nặng".

Trả lời 6 luật sư của ông Cường về các quan điểm bào chữa trên, phía công tố cho rằng toàn bộ diễn biến công khai tại phiên tòa cho thấy có rất nhiều sai phạm của thuộc cấp tại Cục Quản lý Dược, đều thuộc quyền quản lý của ông Cường, cả về mặt hành chính và chuyên môn. Do đó, bị cáo này phải chịu trách nhiệm.

Cụ thể, ông Cường không quản lý cấp dưới để bị cáo Phạm Hồng Châu tự ý đưa ra những ý kiến không đúng. Từ đây, 7 loại thuốc lọt vào vòng xét duyệt của Hội đồng. Quá trình thẩm định của nhóm chuyên gia, bị cáo cũng không kiểm tra, giám sát.

Nội dung này "quá rõ ràng, quá đủ căn cứ và đã được VKS giải đáp và tranh luận rất nhiều lần", công tố viên nhấn mạnh. Hơn nữa, thuốc là mặt hàng mang tính đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người; cho nên chỉ cần nghi ngờ, có dấu hiệu là phải thu hồi. Theo VKS, quan điểm các luật sư về việc "chưa ra quyết định thu hồi do chưa đủ căn cứ" là không hợp lý.

Bị cáo Cường đã nhận các email cảnh báo dấu hiệu thuốc giả và sau đó, chính ông Cường đã ban hành văn bản gửi Cơ quan Hải quan. "Nếu không nghi ngờ thì sao lại ban hành văn bản này?", công tố viên truy vấn.

Trong khi đó theo quy định, chỉ cần có nghi thuốc là giả, ông Cường đã có thể đình chỉ lưu hành nhưng lại "không làm". "Các loại thuốc giả đã lưu hành ở Việt Nam, bán hết sạch mà bảo là không vi phạm?", kiểm sát viên đối đáp.

Đại diện VKSND hà Nội thực hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Anh Hùng

Đại diện VKSND hà Nội thực hiện quyền công tố tại phiên toà. Ảnh: Anh Hùng

HĐXX sẽ tuyên án vào chiều 19/5.

Thanh Lam

Xem thêm: lmth.6164644-iot-nahn-gnouc-couq-gnourt-gnourt-uht-uuc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Trương Quốc Cường trần tình khó khăn của Cục Quản lý Dược”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools