vĐồng tin tức tài chính 365

Phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

2022-05-19 07:20

Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng: Việt Nam (VN) là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Đây là nguyên tắc thể hiện nhất quán đường lối ngoại giao của VN đồng thời phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đảm nhiệm vị trí bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Chính phủ VN Dân chủ Cộng hòa. Trên cương vị vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ, vừa là bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng nên một nền ngoại giao, một phương pháp, một phong cách và nghệ thuật ngoại giao đặc sắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh ngoại giao phải “luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục vụ và nhà ngoại giao phải khôn khéo để lợi ích đó được đảm bảo”. Khi mới ra đời, nước ta chưa được quốc gia nào trên thế giới công nhận. Để phá thế bị cô lập ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhượng bộ để ký với đại diện chính phủ Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946.

Đây là hiệp định mang tính quốc tế đầu tiên công nhận VN là một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Theo bản tạm ước này, phía VN đồng ý cho 15.000 quân Pháp ra vĩ tuyến 16 thay thế 200.000 quân Tưởng Giới Thạch. Đây có thể xem là nước cờ cao tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm loại bỏ mối nguy lớn là quân đội Tưởng Giới Thạch. Để cứu vãn nền hòa bình có nguy cơ đổ vỡ, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy đang ở thăm Pháp với tư cách là thượng khách đã ký với bộ trưởng Bộ Thuộc địa của Pháp Tạm ước 14-9-1946.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định độc lập tự chủ, tự lực tự cường phải gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế, VN sẵn sàng “làm bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”.

Ngày 12-10-1945, Người gửi thư cho Tổng thống Mỹ Truman hoan nghênh chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm tranh thủ sự ủng hộ đối với nền độc lập của VN khi ấy. Cũng trong khoảng thời gian này, Người đã gửi công hàm cho các nước Trung Quốc, Mỹ, Liên Xô và Vương quốc Anh, đề nghị ngăn chặn việc quân đội Pháp xâm lược miền Nam VN, đưa vấn đề Đông Dương ra LHQ, trao trả độc lập cho các nước Đông Dương. Ngày 24-10-1945, LHQ được thành lập và đến ngày 14-1-1946, Người nhân danh nước VN Dân chủ Cộng hòa nộp đơn xin gia nhập LHQ.

Kế thừa nền ngoại giao Hồ Chí Minh, đến nay VN đã có quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia thành viên LHQ, có quan hệ đối tác chiến lược, toàn diện với nhiều nước trên thế giới. VN không chỉ là thành viên tích cực, có trách nhiệm của LHQ mà còn là quốc gia có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “kiên quyết bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: Toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”, VN luôn nhất quán quan điểm: Khẳng định tôn trọng nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, nhất là các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nước; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; kêu gọi các bên kiên trì thúc đẩy đối thoại, đàm phán để tìm giải pháp hòa bình lâu dài.

Xem thêm: lmth.546086tsop-hnim-ihc-oh-oaig-iaogn-gnout-ut-yuh-tahp/nv.olp

“Phát huy tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools