Theo hãng tin CNBC, các chuyên gia đang tranh luận gay gắt về việc đồng Euro gần ngang giá với USD lần đầu tiên trong 20 năm qua liệu sẽ có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế.
Trong phiên sáng ngày 19/5 theo giờ châu Âu, đồng Euro đã giao dịch ở mức 1,05 EUR/USD, thấp hơn 1,22 USD so với tháng 6/2021 và cho thấy đà đi xuống đều trong 1 năm qua.
Các chuyên gia nhận định đồng USD đã mạnh lên do lạm phát tăng cao, xung đột ở Ukraine, đứt gãy chuỗi cung ứng do Trung Quốc đóng cửa chống dịch, lo lắng giảm tốc tăng trưởng, các ngân hàng trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ và nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn là các đồng tiền mạnh.
Bên cạnh đó, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nâng lãi suất lần từ 2 kể từ đầu năm 2022 đến nay nhằm chống lạm phát cao nhất 40 năm cũng khiến đồng USD tăng gia hơn so với Euro. Thậm chí Chủ tịch Jerome Powell của FED còn tuyên bố sẽ nâng lãi suất tiếp cho đến khi lạm phát quay trở về mức mục tiêu 2%.
Trái ngược lại, Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) lại chưa hề nâng lãi suất bất chấp lạm phát hoành hành ở nhiều nước thành viên. Nguyên nhân chính là các nhà hoạch định chính sách lo ngại việc nâng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kích thích tăng trưởng kinh tế, gây tác động mạnh đến thị trường tín dụng và tài chính.
Dẫu vậy, ECB cũng đã đưa ra tín hiệu chấm dứt chương trình mua lại trái phiếu cũng như các gói kích thích kinh tế nhằm chống lạm phát.
Nhà hoạch định chính sách Francois Villeroy de Galhau của ECB đã khẳng định đồng Euro yếu đang ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, xã hội do đồng USD cao khiến hàng hóa nhập khẩu đắt hơn, nhất là trong bối cảnh Châu Âu cần nhập nhiều năng lượng.
Liệu có bằng nhau?
Trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược toàn cầu Sam Zief của JP Morgan Private Bank nhận định đồng Euro có thể xuống ngang bằng với đồng USD nhưng khả năng này không cao, chỉ diễn ra ở kịch bản dự đoán tồi tệ nhất.
Theo ông Zief, việc ECB thực hiện lãi suất âm và các chính sách kích thích kinh tế đang khiến đồng Euro nhìn có vẻ rẻ hơn so với hiện tại nhưng chúng sẽ tăng giá trở lại. Ngoài ra động thái nâng lãi suất liên tục của FED trong 2 năm qua đang khiến đồng USD ngày một lên giá, tuy nhiên khi lạm phát được kiềm chế và nền kinh tế giảm tốc, Mỹ sẽ phải hạ lãi suất trở lại để kích thích tăng trưởng.
"Tôi cho rằng trong 2-3 năm tới, các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng đổ tiền vào đồng Euro khi chúng xuống thấp. Thậm chí hiện tại giá đồng Euro cũng đã khá rẻ", ông Zief nhận định.
Đồng quan điểm, trưởng bộ phận ngoại hối chiến lược Stephen Gallo của BMO Capital Market nhận định để đồng Euro ngang bằng với đồng USD thì ECB sẽ phải giữ nguyên chính sách tiền tệ đến hết mùa hè năm nay, điều khó xảy ra trong bối cảnh lạm phát tăng cao và khủng hoảng năng lượng.
Đồng USD quá cao
Số liệu của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy chỉ số giá đồng USD so với một rổ các đồng tiền chủ chốt trên thế giới đã tăng 8% kể từ đầu năm đến nay.
Dẫu vậy trưởng bộ phận nghiên cứu ngoại hối toàn cầu George Saravelos của Deutsche Bank nhận định kinh tế thế giới đang ở trong quá trình chuyển giao khi FED nâng lãi suất và các ngân hàng trung ương khác cũng sẽ theo sát để chống lạm phát.
"Chúng tôi không tin rằng nền kinh tế Châu Âu sẽ rơi vào suy thoái và thậm chí sẽ tiếp tục vượt trội hơn so với kinh tế Mỹ", ông Saravelos nhận định.
Theo Deutsche Bank, đồng USD hiện là "đồng tiền đắt nhất thế giới" nhưng tỷ giá EUR/USD cuối cùng sẽ trở về 1,1 thay vì ngang bằng như nhiều dự đoán.
*Nguồn: CNBC
http://tintuc.vdong.vn/05/1356904.htmHuyền Băng
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.62340949002502202-dsu-iov-aig-gnagn-nag-orue-gnod-man-02-gnort-neit-uad-nal/nv.zibefac